Khi các con xung đột với nhau, cha mẹ nên làm gì?

hai đứa trẻ xung đột


Anh/chị/em xung đột, thảm họa, thách thức hay cơ hội

Các con bạn có xung đột với nhau không?

Nếu bạn có nhiều hơn một đứa con và chúng không cách xa nhau đến một thế hệ thì gần như chắc chắn bạn đã phải chứng kiến hoặc phải tham gia vào những cuộc xung đột của chúng. Việc anh/chị/em trong gia đình không bao giờ xung đột, xích mích, ghen tỵ chỉ xảy ra khi mà hoặc bạn (bố/mẹ) là quái vật hoặc một trong số các con của bạn là quái vật. Xung đột giữa các cá nhân là một phần của cuộc sống xã hội và gia đình bởi ngay cả chính ta cũng nhiều khi xung đột với chính mình.

Hầu hết các bậc cha mẹ trên toàn thế giới đều không muốn trẻ em xung đột với nhau, nhất là khi chúng lại là anh/chị/em trong gia đình. Vì xung đột không phải là ý tưởng vui vẻ cho bất kỳ ai nên việc muốn tránh xung đột có vẻ hợp lý, nhưng việc né tránh về lâu dài có thể không lành mạnh. Những đứa trẻ không đấu tranh, tránh xung đột hoặc luôn nhượng bộ, lớn lên trở thành những người lớn thụ động, hoặc những người trưởng thành sôi sục với uẩn ức do sự tức giận và thịnh nộ bị kìm nén. Những người lớn thụ động có xu hướng chấp nhận mọi hình thức lạm dụng, cho dù đó là sự bóc lột của chính phủ hay sự không trung thực của thợ sửa xe địa phương. Và họ là những người vợ/chồng thực sự tệ hại. Nếu bạn hiện đang sống với một người từ chối đối đầu, tránh xa xung đột hoặc hy vọng nó sẽ tự biến mất, bạn sẽ biết tôi đang nói về điều gì. Người lớn sôi sục với sự tức giận và thịnh nộ bị kìm nén, hướng sự thù địch ra ngoài thông qua hành vi bạo lực đối với người khác hoặc hướng nội chống lại chính mình.

Biết cách giải quyết xung đột không chỉ là vấn đề tạo ra hòa bình trong gia đình; đó là vấn đề tạo ra một thái độ hòa bình trong chúng ta và con cái chúng ta để chúng ta có thể tạo ra bầu không khí hòa bình đó trong gia đình mình. Và thật không may, kiến thức này không đến một cách tự nhiên. Trẻ em không phải vừa ra đời đã biết cách giải quyết xung đột. Đó là một kỹ năng cần phải học mới có được. Và nó sẽ được học, bằng cách này hay cách khác. Nếu không có sự chăm sóc có ý thức, khôn ngoan của cha mẹ, các “kỹ năng” mà chúng có thể học được là bạo lực và hung hãn hoặc thụ động và trốn tránh. Trẻ em cần được dạy cách tham gia vào xung đột và giải quyết nó một cách bất bạo động, mang tính xây dựng, sáng tạo và có trách nhiệm.

Xung đột giữa anh/chị/em trong gia đình là cơ hội tốt nhất, an toàn nhất để chúng ta dạy bảo, hướng dẫn và chỉ đạo thực hành cho trẻ cách đối phó, giải quyết các xung đột sau này xảy ra trong lớp học, ngoài cộng đồng và xã hội theo cách lành mạnh và hiệu quả nhất. Đó chính là hành trang cần thiết để trẻ lớn lên, trưởng thành và tự chủ để bước vào đời sống người lớn.

Cách cách giải quyết biến xung đột anh/chị/em thành thảm họa

Là cha mẹ, chúng ta không cần phải cố tình tạo ra xung đột để dạy con cách giải quyết nó một cách bất bạo động- nó thường xuyên xảy ra! Xung đột, tranh cãi trong làm việc nhà hay xung đột ghen tỵ đòi hỏi công bằng thường xuyên diễn ra. Và chính cách chúng ta nhìn nhận xung đột sẽ tạo nên sự khác biệt lớn trong cách chúng ta tiếp cận nó và cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong tính cách của con cái chúng ta.

Khi cha mẹ coi xung đột giữa các con là điều đáng xấu hổ, là một cuộc chiến tranh đáng xấu hổ và cần lên án, lúc đó các cha mẹ sẽ có các lựa chọn với mục đích là dập tắt nó ngay lập tức. Và có nhiều cách để làm điều đó.

Với các cha mẹ dễ dãi (được nguy trang dưới mỹ từ như dễ tính, hiền dịu) có thể dập tắt cuộc chiến đáng xấu hổ đó bằng cách giải cứu 1 trong hai đứa hoặc giải cứu tất cả chúng khỏi cuộc chiến. Ban đầu thường sẽ là đạo đức hóa hoặc chơi trò hòa giải. Những khẩu quyết sau đây sẽ cực phổ biến trong ngôi nhà đó “Là anh con hãy nhường em nhé” và ngay sau đó “là em con phải kính trọng và nghe lời anh”, hoặc “Hãy để anh ấy yên khi anh ấy như vậy,  “Đừng đánh nhau, các con của mẹ, các con cần phải yêu thương nhau.”. Và sau đó nếu vấn đề chưa được giải quyết (và phần lớn là không thể giải quyết bằng cách đó)  có thể là cung cấp cho cả hai bên những thứ chúng cần, cái là nguyên nhân dẫn đến xung đột. Ví dụ nếu anh em tranh dành nhau máy chơi game, sẽ mua cho mỗi đứa 1 bộ để khỏi cãi nhau.  Khi không thể đáp ứng nhu cầu của cả hai bên họ trọn cách bỏ rơi họ hoặc bỏ trốn khỏi hiện trường.

Các bậc cha mẹ dễ dãi này cố gắng khắc phục hoặc tránh xung đột hoàn toàn, mong muốn nó sẽ biến mất; hoặc đơn giản là coi như không thấy, tạm lánh đi khi mọi chuyện không được giải quyết, chờ chúng lớn lên sẽ thay đôi. Từ chối, giải cứu, cầu xin và bỏ rơi là những giải pháp thay thế kém cỏi cho việc giải quyết xung đột.

Cha mẹ theo phong cách độc đoán, cứng nhắc (thường được gọi mỹ miều là nghiêm khắc, kỷ luật thép..) coi xung đột này như một điều xấu hổ, một thất bại của quyền lực và kiểm soát nên họ sẽ ngay lập tức dập tắt chúng bằng những hành động quyết liệt. Vì coi xung đột là cuộc chiến nên sẽ có người đúng, người sai, kẻ chính nghĩa và kẻ phi nghĩa do đó cha mẹ sẽ thực hiện các hành động thẩm vấn, những cậu hỏi tại sao, những lời buộc tội và những lời yêu cầu nhận tội. Không gian gọi là nhà trở thành chiến trường của ý chí, sẽ có nạn nhân và thủ phạm và ai đó sẽ giành chiến thắng bằng sự tổn hại của người kia. Tranh cãi, la hét, đe dọa và vũ phu là vũ khí. Các bậc cha mẹ này kiên quyết sử dụng những lời đe dọa trừng phạt (“Con sẽ qua đây ngay nếu không sẽ bị đánh đòn.” “Con không dám!” “Hãy đợi đến khi con bố về nhà.” “Tôi là người quản lý ở đây, và bạn sẽ làm theo lời tôi, nếu không.”)

Cả cha mẹ độc đoán, sắt đá và cha mẹ dễ dãi đều có xu hướng coi xung đột như một cuộc chiến, một thứ mà ai đó phải thắng và người khác chắc chắn sẽ phải thua. Trong một cuộc chiến, tất nhiên công cụ để tiến hành chiến tranh sẽ là sự gây hấn về mặt cảm xúc như đe dọa, hạ nhục, la hét, rên rỉ hoặc xung đột thể chất như đánh, đám, đá sẽ là những lựa chọn hàng đầu. Và nếu chúng ta nghĩ rằng một tình huống xung đột là một cuộc chiến cần phải thắng thì khi chúng ta cảm nhận rằng húng ta có thể thua, chúng ta có nhiều khả năng giả vờ như nó không tồn tại hoặc cố gắng chạy trốn khỏi nó. Nhưng nó không biến mất. Nếu không được giải quyết từ bên ngoài, xung đột/cạnh tranh sẽ xâm nhập vào bên trong và tự phát triển, cơ thể và tâm trí của chúng ta sẽ ghi điểm. Và tỷ số sẽ luôn chống lại chúng ta.

Khác với những kiểu cha mẹ kể trên, cha mẹ cân bằng hay cha mẹ thẩm quyền coi xung đột là một thách thức và coi đó là cơ hội để phát triển và thay đổi, sử dụng sự đối đầu quyết đoán và các công cụ bất bạo động khác. Bằng cách chấp nhận xung đột, cha mẹ và con gái có thể bắt đầu thấy không phải một trận chiến mà là một điệu nhảy. Nếu đó là một điệu nhảy, chúng ta chia sẻ không gian, cùng nhau di chuyển trong đó, di chuyển cùng và xung quanh nhau, đôi khi dẫn đầu, đôi khi theo sau. Đôi khi chúng ta hướng dẫn và nói chuyện; những lúc khác chúng ta quan sát và lắng nghe. Chúng ta chấp nhận cảm xúc và cởi mở với những ý tưởng và mong muốn của tất cả những người liên quan, bao gồm cả của chính chúng ta

Cha mẹ thẩm quyền (cha mẹ cân bằng giữa hai thái cực đó) coi xung đột không phải là một cuộc chiến tranh mà là một cuộc khủng hoảng.Khủng hoảng là một thuật ngữ trung lập có nghĩa là “sự thay đổi đột ngột hoặc bước ngoặt trong một tình huống”. Điều đó có nghĩa xung đột là một thách thức cần giải quyết nhưng cũng là cơ hội để bạn có thể tạo ra bước ngoặt khi gải quyết chúng. Trong hán tự từ “khủng hoảng”, được tạo thành từ các từ có nghĩa là “nguy cơ” và “cơ hội”. Cha mẹ thẩm quyền không tấn công hay chạy trốn khỏi xung đột mà đón nhận nó, coi đó là thách thức và cơ hội để phát triển.

Khi hai đứa trẻ xung đột, nếu ta coi một đứa là “đứa ngoan” và đứa kia là “đứa hư”, phản ứng của ta trước tình huống đó sẽ rất khác so với khi tôi xem tình huống đó như một thử thách và một cơ hội. một cơ hội cho cả hai đứa trẻ. Trước đây sẽ có người thắng và người thua nhưng với cách nghĩ này, cả hai đứa trẻ đều có khả năng chiến thắng và cả ta cũng chiến thắng.

Giải quyết xung đột anh/chị/em trong gia đình một cách hiệu quả

1. Làm tấm gương là một cách hiệu quả để dạy con chúng ta giải quyết xung đột.

Trẻ em có xu hướng xử lý tình huống theo cách chúng thấy chúng ta xử lý. Chúng ta thường đưa ra những ví dụ mà không suy nghĩ nhiều (hoặc bất kỳ) gì về việc mình đang làm và tất nhiên là rất nhiều khi chúng ta nói một đằng làm một nẻo. Chúng ta sẽ có xu hướng phản ứng với xung đột theo cách chúng ta được dạy để phản ứng với nó – bằng những kỹ thuật học được từ cha mẹ, giáo viên, bạn bè và giới truyền thông. Nếu chúng ta được dạy coi xung đột như một cuộc chiến, như giải quyết bằng vũ lực hoặc bằng lời nói với “đối thủ” của mình cho đến khi một trong chúng ta thắng và một người bị đánh bại hoàn toàn. Nếu chúng ta thấy cha mẹ mình chạy trốn khỏi xung đột, có lẽ chúng ta cũng sẽ chỉ cho con cái mình cách chạy trốn. Nếu chúng ta đủ may mắn để thấy những người quan trọng trong cuộc sống của chúng ta xử lý xung đột một cách quyết đoán, không gây hấn hay thụ động, thì chúng ta có thể làm gương cho con cái mình về hành vi tương tự.

Nếu bạn ném bát trong lúc tức giận giữa bữa ăn, đừng sốc nếu con bạn ném sách toán vào người anh nó ở nhà và vào bạn nó ở lớp. Nếu bạn đánh vợ/chồng hoặc con mình, bạn có thể tin rằng con mình thường xuyên đánh em trai, hàng xóm hoặc thậm chí là con mèo hoặc con chó. Nếu la hét là cách duy nhất bạn cảm thấy mình được lắng nghe, đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe thấy âm lượng và giọng điệu tương tự phát ra từ miệng đứa trẻ năm tuổi của bạn. Nếu bạn xem nhẹ mọi xung đột, đừng ngạc nhiên nếu con bạn không bao giờ kể cho bạn nghe điều gì đang khiến con bận tâm hoặc bị tổn thương. (“Vui lên đi con trai, mọi chuyện không thể tệ đến thế đâu. Bây giờ có chuyện gì thế?” “Không có gì đâu mẹ, cứ quên nó đi.”) Và nếu khi bạn tức giận với con mình, bạn nói với con rằng bạn sẽ vào phòng (hoặc nhà bếp, hoặc phòng tắm) để bình tĩnh lại trước khi tiếp tục cuộc trò chuyện, bạn có thể phát hiện ra rằng lần sau khi con tức giận, con cũng làm điều tương tự.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể làm được những gì bạn biết là tốt, tất nhiên là vậy. Đoi khi chúng ta dù cố gắng nhiều vẫn có thể  “mất kiểm soát”.  Áp lực, mệt mỏi, căng thẳng, rã dời sau một ngày làm việc bạn lê bước về nhà. Đến cửa bạn đứa con gái tuổi teen của mình môi tô son đậm bằng son của bạn, mặc cái váy cũn cỡn không biết lấy từ đâu ra và dường như chuẩn bị rời khỏi nhà.. Những từ bạn đã thề không bao giờ nói bắn ra từ môi bạn: “Tao sẽ gãy tay mày, ta sẽ vặn cổ mày. Mày sẽ bị cấm đi chơi trong sáu tháng!” Máu bạn sôi lên! Nhưng, bạn dừng lại, đã đến lúc chạy đi khỏi ngưỡng cửa, bạn cần làm nguội cái đầu—rồi quay lại và bắt đầu lại từ đầu. Hành động bạn vừa thể hiện là hành vi bạn không muốn con mình bắt chước. Nhưng bạn có thể nói ở thời điểm này: “Mẹ đã mất kiểm soát! Mẹ sẽ không bẻ gãy cánh tay con, vặn cổ con... Hãy cho tôi năm phút để nghĩ ra một điều gì đó hợp lý, và nhân tiện, me sẵn lòng lắng nghe ý kiến.” Bạn đã sẵn sàng đối mặt với xung đột và tìm giải pháp cùng con gái. Hầu hết chúng ta đôi khi sẽ “mất kiểm soát”. Trẻ em cần phải học rằng nếu họ mất kiểm soát, họ có thể quay lại và thử lại .

Hướng dẫn, Chỉ dẫn kế hoạch và thực hiện giải quyết xung đột

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng không tự nhiên mà có, nó là kỹ năng học được và do đó nó cần được đào tạo thông qua hướng dẫn và chỉ dẫn. Hướng dẫn (Guide) là khi chúng ta đưa ra lời khuyên, gợi ý hoặc đề xuất mang tính toàn diện để giúp ai đó điều hướng một tình huống. Nó thường toàn diện, linh hoạt và cởi mở và có tính đến hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân. Hướng dẫn thường ít mang tính chỉ dẫn và mang tính gợi ý nhiều hơn, cho phép diễn giải và ra quyết định cá nhân.  Chỉ dẫn (Instruction) liên quan đến cách tiếp cận trực tiếp hơn, cụ thể và chi tiết hơn, cung cấp các bước hoặc quy tắc rõ ràng để tuân theo, Nó mang tính chỉ dẫn và thường tuân theo một khuôn khổ có cấu trúc. Hai điều này thường đi đôi với nhau. Khi chúng ta cung cấp cấu trúc xương sống cho con cái để giải quyết xung đột của chính chúng, chúng ta đang hướng dẫn và chỉ đạo chúng những lựa chọn thay thế mang tính xây dựng để chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng. Thông qua quá trình này trẻ có được kiến thức về kỹ năng giải quyết vấn đề của chính nó. Từ việc tự mình giải quyết xung đột của mình với những hướng dẫn, chỉ dẫn của cha mẹ, những người có kinh nghiệm và trải nghiệm trẻ có thể học được nhiều bài học cần thiết cho cuộc sống như tìm nguyên nhân của xung đột, đòi quyền lợi chính đáng, thương lượng, rút lui, hợp tác, nhìn từ góc nhìn của người khác, đồng cảm, thậm chí là làm điều tốt và nhường nhịn. Quá trình này có mục tiêu không chỉ à dập tắt xung đột mà là dạy con bạn những cách không hung hăng và ôn hòa để đạt được điều bé muốn.

Khi bọn trẻ đánh nhau, điều quan trọng là phải nhận ra rằng bạn càng đi chậm và càng im lặng thì khả năng xung đột sẽ kết thúc trước khi bạn đến đó càng cao. (Một ngoại lệ: Nếu một trong hai đứa trẻ đang làm tổn thương thể xác đứa kia, hãy đến đó nhanh nhất có thể.) Nếu khi bạn đến đó mà xung đột vẫn tiếp diễn, hãy đứng yên một lúc mà không nói một lời. Im lặng là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất của bạn - hãy sử dụng nó.

Giới hạn, kỷ luật và hậu quả

Giới hạn là những ranh giới mà các thành viên gia đình không được phép vượt qua nó. Đó là những hành động có thể xâm phạm và phá hủy đến giá trị gia đình, sự an toàn thể chất cũng như tâm lý của các thành viên. “Không xâm phạm thân thể”; “Không la hét”; “Không dùng lời thô tục”… là những nguyên tắc bất di bất dịch trong gia đình mà mọi thành viên đều phải tuân thủ. Nếu các cuộc tranh cãi trở nên quá gay gắt và biến thành những trận đấu la hét, thì hãy cân nhắc việc lập một gia đình “thề không to tiếng”. Lời cam kết được viết trên một tờ giấy, có chữ ký của tất cả các thành viên và được dán lên như một lời nhắc nhở cụ thể. Sau đó thực hiện nó! Ngay khi giọng của bất kỳ người tranh luận nào lên cao hơn một chút, bất kỳ thành viên nào trong gia đình cũng có thể đưa ra tín hiệu “hết giờ” không dùng lời nói (như trọng tài) nhắc nhở người la hét nói với giọng bình tĩnh hơn. Nếu những giới hạn này bị phá vỡ, những hậu quả logic hoặc tự nhiên cần được thực thi

Xung đột là một “khủng hoảng” tức là nó bao gồm cả thách thức và cơ hội. Bằng cách bạn đón nhận nó, giải quyết nó như thế nào bạn có thể biến nó thành thảm họa, để lại những di chứng cho con bạn trong tương lại hoặc biến nó thành những cơ hội học tập, thực hành và rèn rũa những kỹ năng quan trọng bậc nhất của cuộc đời con bạn để trở nên một người trưởng thành mạnh mẽ về cảm xúc, thông thạo về kỹ năng, tự chủ, vững vàng trước mọi xung đột, tất cả phụ thuộc vào bạn với tư cách là cha mẹ.

Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào, hãy để lại ý kiến bình luận.

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ nó tới mọi người!


Comments