Điều con trai cần từ mẹ- Mẹ, người khích lệ, nguồn khích lệ của con.


Lời dịu dàng là cây sự sống.

Nhu cầu được khuyến khích của trẻ trai và đàn ông

Niềm tin về cái gọi là nam tính và các đặc điểm “tố chất đàn ông” có thể khiến chúng ta quên mất một điều, được khích lệ là một nhu cầu cơ bản của con người bất chấp đó là nam hay nữ. Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, sự khích lệ đúng cách giúp trẻ giảm bớt hành vi tiêu cực, nâng cao lòng tự trọng, tạo động lực thúc đẩy và nó củng cố mối liên kết giữa cha mẹ và con cái.

me dong vien con trai


Khi niềm tin và văn hóa về “tố chất đàn ông” và nam tính một cách lệch lạc có thể khiến các cha mẹ có hành xử khác với các trẻ trai, rằng người con trai cần mạnh mẽ, gan góc và khiến mọi người tôn trọng. Điều đó cũng có nghĩa họ cần ít sự khuyến khích hay nâng đỡ về mặt tinh thần hơn. Và chính những đứa trẻ trai, những nam thanh niên hay những người đàn ông vì thế cũng thường giấu nhu cầu cần được động viên, khích lệ của mình, tỏ ra không cần nó và coi nó như biểu hiện của sự yếu đuối. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe về tinh thần của chúng và tệ hơn có thể gây nên những căng thẳng, giận dữ hay suy sụp trong mỗi trẻ trai hay người đàn ông.

Đặc biệt đối với những nam thiếu niên, thanh niên, nhu cầu được khích lệ cao hơn bao giờ hết bởi đây là giai đoạn hỗn loạn nhất của tâm lý và cảm xúc do chúng đang trong giai đoạn thay đổi hiều nhất để chuẩn bị cho sự trưởng thành. Những sai lầm trong hành động bộc phát, những đổ vỡ trong mối quan hệ, những thất bại trong công cuộc tìm kiếm cái tôi có thể khiến trẻ sụp đổ nếu không có những chỗ dựa tinh thần vững chắc và những lời động viên, khuyến khích kịp thời.

Khi các bé trai của chúng ta lớn lên thành những chàng trai trẻ và người lớn, chúng cũng không vượt quá nhu cầu hỗ cơ bản đó- nhu cầu được khích lệ, đặc biệt trong những tình huống thách thức về mặt cảm xúc. Họ có thể đã là người cha nghiêm khắc, là doanh nhân thành đạt, là giáo sư nghiêm cẩn hay là người công nhân trách nhiệm và nghiêm túc thì trong sâu thẳm họ vẫn là đứa trẻ trai nhỏ bé của bạn, người vẫn mong chờ sự khích lệ từ bạn mỗi khi cảm xúc bị tổn thương.

Ai là người khích lệ con trai? Tại sao là mẹ?

Tất nhiên con trai cần lời động viên từ bố, mẹ, các thành viên trong gia dình cũng như người thân, nhưng mẹ là người thực hiện điều đó tốt nhất. Như tôi đã đề cập nhiều lần trước đó trong các bài viết, do ảnh hưởng của quan niệm về tố chất đàn ông nên người cha sẽ khó khăn hơn khi mở lời động viên con trai và con trai cũng sẽ khó để có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc, tìm kiếm và đón nhận sự động viên từ bố. Đó có thể là dấu hiệu của sự “yếu đuối”. Trong khi đó mẹ có đủ các điều kiện tốt hơn để thực hiện vai trò quan trọng này:

Các thời điểm con trai cần sự khích lệ thường là những thời điểm của cảm xúc, đó có thể là nỗi sợ hãi sau những sai lầm, nỗi lo lắng sau những tai nạn, cảm giác mất tự tin, nỗi xấu hổ thậm chí suy giảm lòng tự trọng sau những đổ vỡ, bị từ chối và thất bại. Trong khi đó mẹ, với sự nhạy cảm tự nhiên là người đầu tiên nhận ra những cảm xúc và sự thay đổi cảm xúc của con trai. Chính mẹ là nhân chứng cho nỗi buồn, sự tức giận, thất vọng hoặc cảm giác tổn thương của các cậu bé. Các bà mẹ đương nhiên hòa hợp hơn với thế giới cảm xúc của con trai mình.

Khi con cần sự khích lệ, dù cho bố có biết thì khả năng sử dụng ngôn ngữ để khích lệ không phải bao giờ cũng tốt, đàn ông không nhiều lời. Do đó, nhiều trường hợp đỏ chỉ có thể là một cái vỗ lưng, một bàn tay đặt lên vai hay chỉ là một ánh mắt. Đó có thể là chưa đủ cho một đứa trẻ không giỏi nhận biết tín hiệu phi ngôn ngữ. Trong khi đó, phụ nữ gắn kết với những người thân yêu thông qua giao tiếp bằng lời và bằng ngôn ngữ cơ thể tuyệt vời. Mẹ chính là người trao cho con trai từ vựng về cảm xúc và dạy nó cách sử dụng.

Và một lý do quan trọng khác, con tải dễ dàng để đón nhận lời khích lệ của mẹ hơn bởi con trai cảm thấy an toàn hơn khi ở bên mẹ. Anh không sợ mình bị coi là yếu đuối, bị coi là thiếu “tố chất đàn ông” trước mẹ khi bày tỏ cảm xúc và đón nhận những lượi khích lệ, động viên như trước bố- một người cùng giới tính với mình.

Mẹ khích lệ con trai như thế nào?

Ở mỗi thời điểm khác nhau, lứa tuổi khác nhau và tình huống khác nhau, trẻ trai hay nam thanh niên hoặc người đàn ông cần nhận được sự khích lệ với cách khác nhau để họ có thể được tiếp thêm động lực trong khi bảo toàn được nam tính cũng như lòng tự trọng của mình.

#1. Hãy nhìn vào chiếc bánh, thay vì nhìn vào cái lỗ trên nó.

Chiếc bánh donut nào cũng có lỗ, nhưng hãy tập trung vào chiếc bánh chứ đừng tập trung vào cái lỗ. Điều đó có nghĩa là hãy nêu bật những phẩm chất của con bạn, nỗ lực của con bạn trong một tình huống cụ thể hay trong suốt thời gian dài thay vì những sai lầm, lỗi, hay thất bại (cái lỗ). Nó cũng có nghĩa là khen ngợi anh ấy vì đã tiến bộ thay vì chỉ ra những thiếu sót. Nguyên tắc này cần được áp dụng một cách nhất quán trong việc đố xử và khích lệ con trai.

chiếc bánh donut


Khi con trai tuổi teen của bạn phạm lỗi hay làm những điều ngu ngốc và nguy hiểm chẳng hạn như lái xe quá tốc độ hay có nồg độ cồn khi lái xe và bị cảnh sát bắt. Nếu bố mẹ đến đồn với khuôn mặt giận dữ cùng những lời phán xét "Tại sao con lại hành động ngu ngốc như thế? Tại sao con không thể hành động thông minh hơn?", “con không bao giờ nghĩ gì đến bố mẹ, những người vất vả vì con?  hoặc “Tôi đã nói rồi mà,”. Những hành động như vậy có thể khiến con bạn tìm cách thanh minh, đổ lỗi, thậm chí chống đối, thách thức như chúng ta thường thấy ở tuổi teen. Thay vào đó, mẹ xuất hiện và nói rằng, thật may mắn vì có rất nhiều điều tồi tệ hơn đã không xảy ra. Tất nhiên, mẹ không có ý rằng đó không phải là lỗi của anh, và anh vẫn sẽ phải nhận những hậu quả phù hợp với hành vi, nhưng thay vì chồng chất thêm cảm giác tội lỗi, mời gọi anh đổ lỗi hay thanh minh hoặc chống chế, cô chỉ mừng vì anh được an toàn.

Chúng ta đều biết về tuổi teen, về những hành động bồng bột, ngu ngốc và nguy hiểm của chúng. Chúng ta cũng biết chúng là chuyên gia đổ lỗi, thanh minh và những hình thức chống đối của chúng mỗi khi chúng gây ra những điều tệ hại. Không phải chúng không biết lỗi của chúng, nhưng những hành động buộc tội hay chỉ trích ngay lập tức thường không khiến chúng hành động khôn ngoan hơn vào lần sau. Đứa trẻ không dừng những hành vi nguy hiểm vì sợ những hậu quả và hình phạt, chúng dừng lại vì mong muốn làm cho người chúng yêu quý, tôn trọng tự hào hay vui mừng vì chúng.

Khi hầu hết bạn bè và bạn học cấp ba của con trai bạn đều uống rượu và hút thuốc nhưng con bạn thì không. Điều đó không phải vì con bạn sợ bị ung thư do thuốc lá hay bị mắng mỏ, phán xét, trừng phạt do uống rượu mà vì chúng muốn cho bố mẹ của mình tự hào vì chúng, ít lo lắng hay có cảm xúc tiêu cực về chúng hơn. Nếu cha mẹ luôn tập trung vào những khiếm khuyết của con, những lỗi lầm của con, điều đó sẽ khiến con căng thẳng và khi đó rượu và thuốc lá sẽ lại hấp dẫn với con hơn rất nhiều.

Mỗi ngày chúng ta đều có cơ hội để khuyến khích hoặc làm nản lòng con trai mình. Xu hướng tự nhiên là chỉ ra những điều họ đang làm sai. Mặc dù nói với mục đích tốt là mang lại sự cải thiện hoặc động viên nhưng kết quả lại ngược lại. Liên tục có những lời chỉ trích chỉ làm nản lòng động lực của chàng trai và làm chệch hướng mối quan hệ yêu thương mà chúng ta hy vọng sẽ xây dựng.

Bởi vì mọi người, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, có xu hướng rút lui trước những người chỉ trích họ. Họ tiến về phía những người khuyến khích họ và tránh xa những người làm họ nản lòng. Khi con bạn lùi xa khỏi bạn, sẽ chẳng còn cơ hội cho bạn có thể dạy con những bài học cuộc sống trong thời điểm chúng cần điều đó nhất.

Nếu con trai bạn cho bạn xem tác phẩm nghệ thuật của nó, hãy tránh nói, “ừ cũng đẹp, nhưng con biết con có thể làm tốt hơn như thế này”. Nó tạo ra sự thất vọng lớn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Cách tiếp cận tiêu cực này tập trung vào “lỗ hổng” – điều mà con trai chúng ta làm không tốt hoặc chúng đang thiếu sót như thế nào. Chúng ta không hề nhận ra điều đó, những lời chỉ trích, tiêu cực của chúng ta sẽ xẹp xuống thay vì nâng cao và truyền cảm hứng cho chúng.

2#. Khen ngợi con trai nhỏ của bạn.

Khen ngợi là liều thuốc cho tâm hồn, chính vì thế nó cần được sử dụng một cách thận trọng và đúng thời điểm. Như tôi đã từng đề cập trong những bài viết của mình, cha mẹ có thể “hại con bằng những lời khen cẩu thả” nó cũng giống như bạn dùng thuốc mà không theo đơn vậy. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy rằng khi trẻ được khen ngợi về trí thông minh và thông minh như thế nào (“Bạn đạt điểm A+ mà không cần học hành. Bạn là thiên tài!”), chúng sẽ tránh rủi ro để tiếp tục tỏ ra thông minh. Cha mẹ có ý định tốt đang cố gắng xây dựng lòng tự trọng của con mình. Nhưng khiến họ cảm thấy thông minh hơn không giúp họ phát huy hết tiềm năng của mình. Trẻ em thường tỏ ra giảm nỗ lực và hứng thú với những gì chúng đang học và có xu hướng nói dối về điểm số của mình để có thể duy trì vẻ ngoài “thông minh”. Khi những học sinh này gặp phải những bài toán khó hơn, họ cho rằng tôi chắc hẳn không giỏi môn này và ngừng cố gắng. Điều mà chúng ta không muốn con trai mình làm là bỏ cuộc!

Tuy nhiên, khi học sinh được khen ngợi vì nỗ lực của mình (“Bạn làm đúng 8 điểm; chắc hẳn bạn đã học tập rất chăm chỉ để đạt được điểm số đó”), họ thực sự được tiếp thêm sinh lực bởi những câu hỏi khó. Khi đối mặt với một nhiệm vụ đầy thử thách, họ nghĩ điều đó có nghĩa là họ nên cố gắng hơn nữa và có động lực học hỏi những điều mới. Trong một nghiên cứu quan trọng, những học sinh được khen ngợi nỗ lực đã có sự tiến bộ đáng kể ở trường, đạt điểm cao nhất và ít có khả năng nói dối về điểm số của mình.

Bạn có thể áp dụng nguyên tắc khen ngợi nỗ lực này cho con mình bằng cách nói những câu như “Con đã làm việc chăm chỉ và mẹ vui điều đó” hoặc “mẹ đánh giá cao cách con kiên trì, chơi hết mình trong suốt mùa giải mặc dù đội của bạn đứng ở vị trí cuối cùng”. Để các chàng trai biết rằng nỗ lực và chăm chỉ là yếu tố then chốt trong mọi mục tiêu trong cuộc sống là một thông điệp quan trọng.

Các cậu bé cần biết rằng những đứa trẻ bình thường nếu nỗ lực phi thường thì có thể đạt được những điều vĩ đại. Điều đó giúp họ đương đầu với thử thách và sẵn sàng nỗ lực gấp đôi khi đạt được công việc khó khăn hơn. Giúp con trai bạn nhận ra rằng những sai lầm sẽ mang lại cho con những thông tin hữu ích để rút kinh nghiệm và việc con không ngu ngốc khi phạm sai lầm sẽ giúp con có dũng khí để kiên trì.

Những lời khích lệ có vẻ nhỏ nhặt và thậm chí không quan trọng, nhưng chúng gieo những hạt giống tính cách tốt, lời hứa và phước lành vào cuộc đời con bạn.

Trong khi các bé trai mẫu giáo cần rất nhiều sự động viên, điều đó cần thay đổi khi các em bước vào trường tiểu học, nơi mà nhu cầu về thành tích là then chốt. Ở giai đoạn đó, họ cần bắt đầu biết mình giỏi và không giỏi ở điểm nào. Ở phần sau đây, chúng ta sẽ nói nhiều hơn về cách khuyến khích những cậu bé lớn hơn, nhưng bây giờ, hãy biết khen ngợi một cách hào phóng khi điều đó là thực tế và đưa ra phản hồi thực tế ở những điểm yếu.

3#. Thể hiện tình yêu vô điều kiện: “Yêu con chỉ vì con là con”

Hằng ngày chúng ta vẫn thường tạo động lực cho con bằng những lời như “mẹ sẽ tự hào biết bao nếu con đạt học sinh giỏi”, hay “nếu con đạt được thành tích như bạn A, bạn B thì mẹ sẽ vui sướng nhường nào”, “Mẹ sẽ yêu con nhiều hơn nếu như con chăm chỉ và phấn đấu nhiều hơn nữa”. Tất cả những điều mà chúng ta tưởng là khích lệ đó truyền đi một thông điệp tới con rằng: chúng có được yêu thương hay không phụ thuộc vào thành tích của chúng; bố mẹ yêu thành tích của chúng chứ không phải con người chúng; và tình yêu của bố mẹ luôn kèm theo điều kiện. Khi thành tích của con không như mong muốn, con cảm thấy suy sụp, mất giá trị, tự chán ghét bản thân và lo lắng không còn được yêu thương nữa. Tất cả những điều kinh khủng đó có thể đánh gục chúng. Thay vào đó hãy nói những điều để khẳng định và cho phép chúng trở thành con người như lúc đó, bằng cách chấp nhận nó với tất cả việc nó đã làm. Thay vì tập trung vào việc họ chưa làm được gì, chúng ta cần tập trung vào việc họ đang là ai và làm gì tốt trong thời điểm hiện tại. Bằng cách nhìn vào những gì đang diễn ra, chúng ta giúp bản thân và các con trai của mình sống trong khoảnh khắc hiện tại và đánh giá cao những thành tựu nhỏ. Chúng sẽ cảm thấy được chấp nhận vì chính bản thân chúng, không phụ thuộc vào việc chúng đã làm được gì.

Chúng ta cần biết rằng các cậu bé đã tự tạo ra rất nhiều áp lực cho bản thân mà những người làm mẹ như chúng ta không nhận ra. Chúng ta có thể nhanh chóng nhân lên cảm giác thất vọng của chúng khi chúng chưa đạt được điều chúng muốn bằng nói đi nói lại những điều như “phải cố lên”, “hãy nhìn bạn bè con kia kìa”. Điều đó có nghĩa là anh ấy không cố gắng, không có phẩm chất tốt như người khác và không được chấp nhận.

Một cách khác để khuyến khích các cậu bé ở độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở là chia sẻ câu chuyện về các vận động viên và những người khác đã vượt qua những trở ngại lớn để đạt được ước mơ của mình. Đó không chỉ là những gì họ giỏi một cách tự nhiên. Đó cũng không phải là họ không bao giờ thất bại. Đó cũng không phải họ nhận được sự đánh giá đúng ngay từ đầu. Đạt được bất cứ điều gì đáng giá thực sự là sự chăm chỉ và quyết tâm, chiến thắng nghịch cảnh, nỗ lực hướng tới mục tiêu và không bỏ cuộc. Những câu chuyện như thế các bạn có thể tìm ở nhiều nguồn, trong cuộc sống, từ sách vở và từ chính blog của tôi: Thì thầm là blog kể về những câu chuyện như thế.

Chúng ta cần dạy các cậu bé rằng có nhiều cách để trở thành đàn ông; rằng có nhiều cách để dũng cảm, để trở thành một người cha tốt, để được yêu thương, mạnh mẽ và thành công . . . . Chúng ta cần ca ngợi người nghệ sĩ và người làm trò giải trí, nhà truyền giáo và vận động viên, người lính và nam y tá, chủ cửa hàng và thủy thủ đi vòng quanh thế giới, giáo viên và giám đốc điều hành. Có nhiều cách để cống hiến cho cuộc đời này.

4#. Khuyến khích các chàng trai vị thành niên

Đối với các bé trai từ 13 tuổi trở lên, việc khuyến khích các em sẽ khó khăn hơn một chút vì các em ngày càng có nhu cầu tự chủ. Hầu hết thanh thiếu niên không thích được giúp đỡ, bảo phải làm gì, hoặc đôi khi thậm chí là khuyến khích từ mẹ. Những chàng trai vị thành niên có những ngày cáu kỉnh hoặc khó chịu. Theo quan điểm của họ, lời nói của chúng ta có thể giống như một “người biết” (mẹ) thông báo cho “người không biết” (con trai). Đôi khi, ngay cả những lời bày tỏ yêu thương của bạn cũng có thể bị từ chối vì họ không thích nghe người ta nói họ là ai hoặc là gì, ngay cả khi điều đó là tích cực hoặc đáng khích lệ.

Các bậc cha mẹ của thanh thiếu niên nên đưa ra những lời động viên bằng những từ ngữ “nhỏ hơn”. Việc khuyến khích nhỏ hơn được thực hiện theo hai cách: Thứ nhất, nhận xét về các sự kiện hoặc hành động cụ thể chứ không phải những đặc điểm chung (ví dụ: “Tốt. Con đã dậy và chuẩn bị đúng giờ, điều đó giúp gia đình ta khởi hành đúng kế hoạch”). Và thứ hai, cá nhân hóa nhận xét. Sẽ dễ dàng hơn để một cậu thiếu niên nuốt câu “Tôi không biết ai khác thế nào, nhưng đối với tôi, bạn dường như đã cống hiến hết mình trong suốt trận đấu bóng đá,” thay vì những câu như “Bạn là người giỏi nhất trên sân! Một ngày nào đó bạn sẽ trở thành cầu thủ ngoại hạng.” Thứ ba, phải thực tế và chân thật. Đừng khen ngợi quá mức hoặc tỏ ra hoành tráng. Điều đó tạo ra những người nghiện khen ngợi, những người phụ thuộc vào sự khẳng định và khen ngợi của người khác để tiếp tục.

Đừng trở thành một người mẹ luôn nói: 'Làm tốt lắm' nếu con không làm tốt. . . bởi vì anh ấy sẽ nhìn thấu điều đó. Chỉ cần nói, 'Này, mẹ rất tiếc vì các con đã thua, nhưng mẹ nhận thấy các con chưa bao giờ bỏ cuộc' hoặc 'Con biết đấy, hôm nay không phải là ngày của con. . . Không có ai thắng mọi trận đấu.' Điều đó giúp chúng học cách đối mặt với thất bại, điều mà mọi chàng trai và đàn ông đều cần phải làm.”

Hai từ đơn giản— “Tôi nhận thấy”—cũng có thể truyền sự khích lệ một cách tinh tế: “Tôi nhận thấy bạn đã hoàn thành mọi thứ cho bài luận của mình mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào”. “Tôi nhận thấy bạn đối xử tốt với em gái mình như thế nào.”

5#. Khích lệ con trai trưởng thành của bạn.

Khi các chàng trai của chúng ta lớn lên thành những người đàn ông chúng cũng không vượt quá nhu cầu hỗ cơ bản đó- nhu cầu được khích lệ, đặc biệt trong những tình huống thách thức về mặt cảm xúc. Bạn có thể trợn mắt nạc nhiên về điều đó và vì chưa bao giờ người con đã trưởng thành nói với bạn rằng nó cần những lời động viên, nhưng đó là sự thật và bạn hãy cứ làm điều đó. Ngay cả khi con trai của chúng ta di chuyển khắp đất nước hoặc có gia đình riêng, chúng tôi vẫn có thể là nguồn động viên.

Các nghiên cứu chứng minh rằng nhu cầu lớn thứ hai của đàn ông, bên cạnh tình bạn, là sự hỗ trợ. Họ mô tả nhu cầu này bằng những từ như hiểu biết nhiều hơn, khuyến khích, đánh giá cao, tôn trọng, khẳng định, chấp nhận, ý nghĩa, mục đích, sự thỏa mãn. Có vẻ như điều họ đang nói là “Hãy giúp tôi ở đây. . . Tôi cần một chút động viên!”

Dù là người đàn ông trưởng thành nhưng đó vẫn là con trai bạn. Sự động viên, khích lệ có thể là tổ chức cho anh ấy một món quà sinh nhât, môt lời chúc vào ngày của Cha với lời nhắn chẳng hạn: “Mẹ tôn trọng con vì con là người cha và người chồng tận tụy” hoặc “Mẹ yêu cách con đặt gia đình lên hàng đầu và chăm sóc họ thật tốt.” Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết trái tim họ tan chảy như thế nào.

Đối với những người đàn ông- con trai của bạn, sự khích lệ đáng giá nhất là bạn chuyển tới họ bằng cách này hay cách khác thông đệp rằng: “MẸ TIN CON”.

Mặc dù chúng cần được khẳng định rằng chúng ta tin tưởng chúng, nhưng việc khuyến khích con trai trưởng thành của chúng ta có thể giống như đi trên một ranh giới mong manh. Điều khôn ngoan là không nên nói với họ những gì họ nên làm mà hãy hỗ trợ họ trong khi họ đang cố gắng tìm ra nó—đặc biệt là khi họ có vẻ lúng túng hoặc thất vọng.

Lời kết

Trong suốt cuộc đời của nam giới, họ luôn khao khát sự khích lệ từ người phụ nữ quan trọng của đời họ- người Mẹ. Tôi khuyến khích bạn đừng chờ đợi để đưa ra những lời tử tế cho đến khi con trai của bạn lớn hơn, thành công hơn, đạt điểm cao nhất hoặc cư xử tốt hơn. Hãy làm ngay hôm nay, ở đây và bây giờ. Tránh coi đó là chuyện cá nhân nếu những lời khích lệ của bạn không được đánh giá cao. Và đừng để tinh thần chỉ trích che mờ hoặc làm tổn hại đến mối quan hệ của bạn với con trai. Hãy tập trung vào những món quà tiềm ẩn mà bạn nhìn thấy ở con có thể chưa nở rộ và chấp nhận con trai bạn ngay tại nơi nó đang ở. Hãy tràn đầy ân sủng và vui vẻ trở thành người cổ vũ cho con trai bạn trong cuộc đua cuộc sống. Qua kinh nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy rằng những lời động viên chân thành của người mẹ rất mạnh mẽ và có tác động sâu rộng.

Sự khích lệ của bạn không nhất thiết phải là một điều gì đó to lớn, nghiêm túc hoặc đặc biệt sâu sắc. Nó có thể đơn giản như đánh giá cao nỗ lực hằng ngày nho nhỏ, chỉ ra những phẩm chất cụ thể của con trai bạn, vui mừng vì những thành tích nhỏ nhỏ của con, nhớ đến những dịp đặc biệt gắn với những sự kiện mà con nghĩ rằng chỉ mình nó nhớ và để con thấy rằng dù mọi sự có thể thay đổi thì con vẫn được chấp nhận, được yêu thương và có giá trị với bạn chỉ vì nó là nó.

Và tất cả điều đó, với con trai đó là điều vô giá của cuộc đời.

Comments