Những mất mát của cha mẹ khi con bước và tuổi teen

 

bố bên con gái


Đối với hầu hết chúng ta, những người làm cha mẹ đã từng trải qua thờ kỳ có con ở tuổi vị thành niên đều có chung cảm giác, đó là thời kỳ căng thẳng tột độ, đặc biệt là với đứa con đầu. Đó là thời kỳ mà có quá nhiều cảm xúc mãnh liệt đan xen, pha trộn, mâu thuẫn diễn ra cùng một thời điểm khiến chúng ta không thể xử lý một cách tốt nhất cảm xúc của mình.

Hầu hết những xung đột xảy ra giữa cha mẹ và con cái khi con của chúng ta bước vào tuổi thiếu niên đều bắt nguồn từ việc chúng ta chưa sẵn sàng để đối phó với những cảm xúc mâu thuẫn của chính mình. Những cảm xúc thường trực và mãnh liệt khiến chúng ta lạc lối có thể là sự ngạc nhiên, sợ hãi lo lắng, hy vọng, thất vọng, mong muốn kiểm soát hơn nữa và đôi lúc là bất lực, buông xuôi. Tuy thế, trên thực tế đây là thời kỳ con cần chúng ta nhất để có thể vượt qua giai đoạn quan trọng bậc nhất của cuộc đời, giai đoạn đầy sóng gió nhưng cũng là giai đoạn đẹp nhất, để có thể an toàn bước vào ngưỡng cửa của sự trưởng thành. Với những sai lầm của cha mẹ trong thời kỳ này có thể để lại những ảnh hưởng tiêu cực cho cả cuộc đời của trẻ trong tương lai.

Đối diện với những “mất mát” khi con bước vào tuổi vị thành niên

Có thể nói cảm giác “mất mát” là cảm giác thường trực nhất mà cha mẹ có thể cảm nhận được khi con bước vào tuổi teen, thậm chí cảm giác này còn đến sớm hơn, trước cả khi chúng ta giận mình nhận ra rằng con mình không là cô bé, cậu bé bé bỏng của chúng ta nữa. Trốn tránh hoặc phủ nhận hay điên cuồng chống lại cảm giác này là nguồn cơn của những xung đột, đau khổ, oán giận xảy ra giữa cha mẹ và con cái tuổi teen, cái có thể làm đổ vỡ mối quan hệ, đẩy xa con cái và cha mẹ cũng như có thể hạn chế, ngăn cản trẻ khám phá thế giới, khám phá và định nghĩa bản thân để xác định danh tính và chuẩn bị cho sự trưởng thành. Tác giả Tiến sĩ Michael Bradley kêu gọi các bậc cha mẹ hãy đối diện, nhấn mạnh vào cảm giác mất mát này. Thật vậy, nếu không làm như vậy có thể dẫn đến sự tức giận và oán giận (Ai là kẻ chiếm đoạt “cô gái ngọt ngào” hay “bạn nhỏ” của tôi?). Để con bạn thay đổi sẽ cho phép những phần tính cách mà bạn yêu quý thời thơ ấu trỗi dậy theo thời gian, mạnh mẽ hơn và trưởng thành hơn, được trang bị tốt hơn để phát triển trong thế giới người lớn.

Chúng ta phải nhận ra và chấp nhận rằng rằng nỗi đau mất mát là một phần thiết yếu trong việc nuôi dạy con cái ở thanh thiếu niên. Các bậc cha mẹ có con bước vào tuổi teen hãy dành chút thời gian trong vòng 24 giờ tới để nói chuyện với vợ/chồng hoặc bạn bè, viết nhật ký và/hoặc suy ngẫm về những mất mát mà mình cảm nhận được từ khi bạn nhận ra rằng con bạn đã trở thành một thiếu niên. Đó có phải là những mất mất sau.

1. Mất đi sự gần gũi.

Điều đó có thể đến đột ngột khi bạn thấy con gái mình chủ động tránh một cái ôm của bố hay cạu con trai nhỏ chủ động rời đi khi mẹ muốn kéo cậu ta vào để chụp chung một bức ảnh. Bạn cũng có thể nhận ra nó khi con muốn tự đi xe đạp hoặc xe bus tới trường hơn là để bố mẹ đưa đón, hoặc cảm thấy khó chịu khi cha mẹ đợi ở cổng trường giờ tan học. Và bạn nhìn lại để nhận ra, ừ hình như cũng đã lâu rồi kể từ lần cuối cô công chúa bé nhỏ của bạn ngồi vào lòng bố hay cậu trai nhỏ trèo lên giường của bố mẹ để kể lể đủ mọi chuyện sau mỗi ngày ở trường. Những câu hỏi như: Tại sao? Mình đã làm gì sai? Kẻ nào đã cướp đi công chúa, hoàng tử của tôi? Đứa trẻ dễ thương hay trèo lên giường tôi nói chuyện mỗi tối đâu rồi?” có thể khiến bạn hoang mang và buồn bực vô cớ. Hãy loại bỏ những suy nghĩ đó, hãy chấp nhận cảm giác mất mát này là tất yếu, là một phần của quá trình nuôi dạy nên một người trưởng thành có danh tính rõ ràng và độc lập trong cuộc sống. Hãy nhớ rừng đây là một giai đoạn, những biểu hiện đó không phải là dấu hiệu để bạn bắt đầu xa lánh hoặc giảm thiểu sự kết nối và gắn kết mà ngược lại, đây là giai đoạn con cần kết nối với bạn nhất, nhưng theo cách khác hơn.

2. Mất đi cảm giác “quan trọng”.

Có thể bạn sẽ đau lòng khi nghe: “Bố không cần phải làm điều đó cho con nữa đâu. Con có thể tự xử lý nó." “Con tự biết mặc như thế nào, mẹ cứ để mặc con”.

Thể hiện sự độc lập, đôi khi là thể hiện sự kháng cự là một phần quan trọng trong quá trình đi tìm danh tính với tư cách là một cá nhân duy nhất. Thanh thiếu niên của bạn cần nó để thử thách bản thân, tìm thấy bản thân và tách mình ra khỏi cái bóng của cha mẹ để có thể phát triển một cách lành mạnh. Những hành động đó cũng có thể là cách để thanh thiếu niên thử thách các giới hạn mà cha mẹ đặt ra để thử xem mình có thể đi xa được đến đâu và giớihạn nào thực sự tồn tại. Đôi khi cha mẹ chưa chuẩn bị về mặt tâm lý có thể đau khổ về sự mất mát vai tròn này và có thể có 2 xu hướng phản ứng lại, một là bỏ mặc hoặc là tăng cường sự kiểm soát triệt để hơn. Cả hai xu hướng đó đều ngăn cản sự trưởng thành tự nhiên của trẻ. Giai đoạn này bạn cần nhận ra rằng trẻ cần những giới hạn mới, bạn cần một vai trò mới để bảo vệ con trước những nguy cơ của việc đi quá giới hạn đồng thời phải lỏng tay, mở cửa để trẻ có không gian cho việc thực tập sự độc lập của mình.

3. Mất đi sự tự tin.

Những thay đổi chóng mặt của con cái, những vấn đê mới bạn phải đối mặt có thể khiến bạn hoang mang và mất tự tin. Liên tục những câu hỏi bạn tự đặt ra cho mình: “Tại sao anh ấy lại làm nhưvậy? Cô ấy đang trở thành cái gì vậy? Tôi đã làm điều gì sai ư?" hoặc “Tôi có thể làm gì được không?” sẽ kéo bạn xuống nếu bạn để nó chiếm hết tâm trí của mình. Bạn có thể cảm thấy như bạn không biết mình đang làm gì. Không sao đâu! Đau buồn vì mất đi sự tự tin và chuẩn bị cho một chặng đường học tập. Ai cũng tair quan giai đoạn đó và bạn không đơn độc trong việc này. Con bạn đang trong giai đoạn học tập để trở thành người trưởng thành và bạn cũng đang học để trở thành cha mẹ của những người trưởng tahfnh tương lai đó. Đồng hành cùng nhau chúng ta sẽ trưởng thành.

4. Mất kiểm soát.

Cảm giác về sự mất kiểm soát đến từ cả hai mặt, mất kiểm soát chính mình va mất kiểm soát với con là những cảm giác đớn đau mà chúng ta phải trải qua. Trong một thế giới nhiều hiểm nguy và cạm bẫy đối với một đứa trẻ chưa trưởng tahnfh, chúng ta đặc biệt muốn bảo vệ con cái khỏi sự tổn thương nhưng lại không thể luôn đi cùng chúng. Cha mẹ hiện nay cùng một lúc phải đảm bảo sự an toàn cho con trong cả hai thế giới, thế giươi thực và thế giới ảo (vũ trụ công nghệ số) trong đó thế giới công nghệ là nơi mà cha mẹ chỉ là dân nhập cư đang mò mẫm tìm hiểu còn con của chúng ta là những dân bản địa. Việc đảm bảo sự an toàn cho con trong cảhai thế giới công với việc chính con chúng ta luôn có xu hướng thoát khỏi vòng tay chúng ta để đi tìm chính mình khiến những cảm xúc mạnh mẽ luôn chờ trực để bùng nổ khiến cha mẹ có thể mất kiểm soát cảm xúc và hành vi của chính mình và cảm nhận rõ rệt sự mất kiểm soát ngày càng nhiều hơn với con. Việc lặp lại những suy nghĩ “Giả sử nếu”, “Nếu chỉ”, hoặc “Tại sao?” có thể làm chúng ta đau đớn nhưng là điều tất yếu phải đến. Nó là cơ hội cho chúng ta dạy con về cách ứng xử với cảm xúc của chính mình, cách vượt qua những khó khăn bằng sự kiên định với những giới hạn phù hợp, bằng sự bình tĩnh, mềm dẻo linh hoạt trong cách thiết lập giới hạn, điều chỉnh nguyên tắc và bằng tình yêu vô điều kiện của mình

5. Mất đi sự thoải mái.

Làm cha mẹ của một thanh thiếu niên có thể khiến bạn mất đi sự thoải mái của cuộc sống. Luôn có những cảm xúc lo lắng, thất vọng, sợ hãi chờ trực. Bạn phải chấp nhận rằng một điều gì đó không vui có thể xảy đến nhưng không thể ngăn chặn được.

Đau buồn vì mất đi sự bình yên và thoải mái thực sự giúp bạn tránh được nỗi sợ hãi đang cố gắng nuốt chửng bạn với tư cách là cha mẹ của tuổi thiếu niên.

Nếu bạn đau buồn trước những mất mát này và trang bị cho mình những những kỹ năng để quản lý nó, tâm thế để đón nhận nó, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để cùng con đồng hành trên con đường đầy giông bão của trưởng thành. Hãy nhớ luôn sẵn sàng với mũ bảo hiểm của bạn trên đầu và bước tới.


Comments