Cha mẹ nên làm gì khi con tuổi teen luôn miệng kêu chán, nản, nhạt...

cau be dang chan nan

 

- Chán quá!

- Thật tẻ nhạt!

- Chán chả buồn làm gì!

Đó là những cảm thán mà bất kỳ một cha mẹ của thanh thiếu niên nào cũng đã từng nghe từ miệng những cô bé, cậu bé tuổi teen của mình. Và cách phản ứng hay phản hồi khác nhau của cha mẹ có thể dẫn đến hình thành nên những người lớn khác nhau sau này.

Tuổi teen và những lời than phiền chán, nhàm, nhạt

“Không có đứa bạn nào thú vị. Không có ơi nào để đi. Không có gì hay ho trên tivi. Những công việc cũ rích lặp đi lặp lại. Những yêu cầu và gợi ý nhàm chán của cha mẹ. Làm gì để thoát khỏi cái cảm giác này, cuộc sống dường như khó có thể chịu đựng được” Đó có thể là những lời phân trần của một cô cậu tuổi teen khi được bạn hỏi sao trông “ủ dột” thế. Bạn có thể ngạc nhiên và cả thấy thực sự phản trực giác khi mà thanh thiếu niên hiện nay đang phải quay cuồng với đủ các nhiệm vụ học tập trên lớp, học thêm, luyện thi, học năng khiếu… đến nghẹt thở. Bên cạnh đó chưa bao giờ trong lịch sử xã hội loài người yếu tố giải trí lại phong phú và dễ tiếp cận như hiện nay. Và các cô cậu tuổi teen vẫn luôn miệng kêu “chán”, “nhàm”.

- Chán ư? Thế đã làm xong bài tập về nhà chưa? Đã dọn phòng chưa?

- "Chán?" Nhàm? “Được rồi, vậy tôi có việc cho cậu làm đây.”

- “Không, cảm ơn,” bọn họ sẽ nói thế và thở dài thườn thượt và đi về hướng phòng ngủ “nhàm chán” của mình, nơi có nhiều thiết bị điện tử, đồ dùng nghệ thuật, sách và đồ chơi và rất nhiều dự án dở dang bị bỏ quên đang chờ đợi họ. Thật khó để tưởng tượng rằng không có việc gì cho các cô, cậu tuổi teen của chúng ta làm.

Khi nghe con mình kêu chán, hầu hết các bậc cha mẹ đều thể hiện sự không hài lòng và một số ít khác có thể có cảm giác tội lỗi rằng có lẽ mình chưa mang lại niềm vui cho con hoặc coi đó như một điều cần được bù đắp. Rõ ràng trong sự hối hả quay cuồng của việc làm cha mẹ, có lẽ chúng ta không có thời gian để chán. Vì lẽ đó, trong hầu hết các trường hợp chúng ta gán cho cô cậu tuổi teen của chúng ta rằng đó là biểu hiện của tính cách hoặc phản chất đạo đức kém cỏi. Đó có thể là do sự thiếu động lực, thiếu kiên trì, thiếu mục đích hoặc đơn giản là lười biếng hoặc kiếm cớ để đòi hỏi những thứ mà chúng muốn.

Trước khi tôi có con tuổi teen, tôi rất dễ cảm thấy khó chịu với sự buồn chán của các cháu mình hay những thiếu niên khác. Tôi thường nhắc bố mẹ của chúng rằng “Chúng ta không phải là chú hề để mua vui của con cái,” và phương thuốc cho sự buồn chán của lũ trẻ tuổi teen là tuyên bố: “Làm việc, học hành cho tử tế vào”

Khi con tôi bước vào tuổi thiếu niên, tôi nhận ra rằng hầu hết các rắc rối, các sự cố thậm chí những thảm họa đều ít nhiều bắt nguồn từ sự “buồn chán” này. Khi thanh thiếu niên tìm cách giải tỏa sự nhàm chán bằng những cách như rút lui khỏi các hoạt động quen thuộc, có phần tẻ nhạt, lặp lại như học tập trên lớp, những buổi tập đàn khó khăn, điều đó có thể khiến thành tích đi xuống. Trẻ cũng có thể chọ cách bỏ trốn sự nhàm chán bằng cách chuyển sang trò chơi điện tử, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác để đánh lạc hướng cuộc sống thực của họ. Thiếu niên cũng có thể tìn kiếm sự hứng khởi để khỏa lấp sự nhàm chán bằng thử nghiệm mới, nguy hiểm mà các con không lường trước được như thuốc lá, rượu, bia. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi các con đi tì sự phấn khích có thể bao gồm việc vi phạm các quy tắc, đánh nhau, nổi loạn chống lại chính quyền hoặc “phiêu lưu” trong các mối quan hệ tình cảm độc hại quá sớm… Vì lẽ đó, khi con kêu “buồn chán” đó cũng là lúc chúng ta cần tìm hiểu những ứng xử phù hợp để có thể giảm thiểu những nguy hiểm tiềm tàng có thể xảy ra trong một tương lai rất gần

Tôi vẫn không phải là chú hề của họ, nhưng quan điểm của tôi về sự mệt mỏi, nhàm chán của thế giới thanh thiếu niên đã thay đổi cùng với sự hiểu biết ngày càng tăng của tôi về bộ não thanh thiếu niên. Ở một mức độ nào đó, chỉ cần nhớ lại thời niên thiếu của mình cũng giúp tôi bước vào thế giới của các con mình. Nhưng điều đó còn hơn cả sự sự đồng cảm khi tôi biết một số sự thật quan trọng về bộ não thanh thiếu niên “đang được xây dựng” giúp tôi tìm ra điều gì đằng sau những lời phàn nàn “con chán” của con mình

Tại sao đứa con tuổi teen của bạn cảm thấy chán nản

Sự thật thì điều đó ít khi phản ánh tính cách hay đạo đức của đứa trẻ như chúng ta gán cho nó. Nó đơn giản là liên quan đến hoạt động tự nhiên của bộ não tuổi thiếu niên. Bộ não tuổi thiếu niên chỉ hoàn thiện sau tuổi 25, và đặc biệt, phần não trước trán đang trong quá trinh thay đổi, chỉnh sửa và hoàn thiện mạnh mẽ nhất vào lứa tuổi này.

Việc trẻ vui vẻ, hào hứng hay buồn chán phụ thuộc vào dopamine, chất hóc mon hạnh phúc này lại liên quan chặt chẽ với não trước trán. Khoa học não bộ đã chứng minh có 2 điều khiến thanh thiếu niên hay có cảm giác buồn chán hơn so với trẻ con và người lớn. 1: Lượng dopamine cơ sở trong não của teen thấp hơn so với người lớn và trẻ em, do đó chúng luôn thiếu hụt và gây cảm giác buồn chán khi không có kích thích nào để sản sinh dopamine cho não.. Thứ hai, sự giải phóng dopamine để đáp ứng với trải nghiệm mới mãnh liệt hơn trong những năm tuổi thiếu niên. Điều đó có nghĩa là thanh thiếu niên có ít dopamine hơn một cách tự nhiên, nhưng khi nó được giải phóng, họ cảm thấy tác động của nó mạnh mẽ hơn. Chính điều này có thể giải thích tại sao thanh thiếu niên luôn ca thán rằng họ 'chán nản' trừ khi họ tham gia vào một số hoạt động kích thích và mới lạ. Một số bác sĩ lâm sàng gọi đây là tìm kiếm cảm giác, những người khác gọi là tìm kiếm sự mới lạ. Về cơ bản, nó giống nhau: thanh thiếu niên khao khát điều gì đó khác biệt, điều gì đó thú vị, điều gì đó sẽ nâng cao mức độ dopamine thấp hơn một cách tự nhiên trong bộ não đang được xây dựng của họ.

Cha mẹ có thể giúp đỡ như thế nào trong quá trình này?

Khi con bạn kêu chán, trước khi phán xét, hãy xem xét điều này: Có phải cậu con trai tuổi teen của bạn chưa bao giờ thử bất cứ điều gì mới ngoài những việc học đã được kế hoạch hóa chhặt chẽ? Có phải cô con gái vị thành niên của bạn chưa từng được thúc đẩy bởi hy vọng về thành tựu hoặc ít nhất là một kết quả vui vẻ nào đó cho hành động của cô. Động lực của thanh thiếu niên về phần thưởng và sự nhạy cảm của họ với nó là điều cần thiết cho quá trình chuyển đổi từ phụ thuộc vào sự độc lập. Bởi vì chúng thúc đẩy thanh thiếu niên học theo những cách mới, môi trường xung quanh độc đáo và các tương tác xã hội khác nhau, nên việc tìm kiếm sự mới lạ và cảm giác làm chủ đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thu các công cụ xã hội, thể chất và nhận thức cần thiết cho cuộc sống trưởng thành của con bạn. Nói cách khác, ẩn giấu bên trong câu “Tôi chán” là hạt giống của sự phát triển cá nhân đáng kinh ngạc.

Hãy khơi dậy ngọn lửa tò mò.

Dorothy Parker từng nói “Phương pháp chữa trị nỗi buồn chán là sự tò mò”. “Nhưng con trai tôi không tò mò về bất cứ điều gì cả !” thì phải làm sao?  Đừng quá chắc chắn về điều đó. Có thể bạn chỉ nghĩ rằng điều anh ấy quan tâm là không “có giá trị gì cả”. Chúng ta thường xuyên muốn con mình chỉ quan tâm đến những thứ mà chúng ta cho là “có giá trị cho tương lai”, nhưng sự tò mò không phải lúc nào cũng diễn ra như vậy. Bạn có thể cần mở rộng ý tưởng của mình về những gì đáng để dành thời gian và tiền bạc để khám phá. Nếu con bạn thích làm vườn thì sao? Hãy cho trẻ làm vườn. Nếu con bạn thích tìm hiểu về bướm, về sâu bọ… thì sao? Hãy cho họ tự do tìm hiểu. Ngay cả việc con bạn thích làm đồ thủ công, làm mộc điều đó không có nghĩa là nó không có giá trị như con bạn thích nhạc hay vẽ tranh. Dĩ nhiên, không phải mọi hoạt động đều có tác dụng gây dựng như nhau nên cần phải có sự sáng suốt. Chẳng hạn, chúng ta sẽ rất thận trọng khi khơi dậy sự tò mò về phim kinh dị hay về chế tạo thuốc nổ. Điều quan trọng là khai thác sự tò mò và hướng nó một cách tích cực. Xu hướng hướng tới sự mới lạ của con bạn sẽ xuất hiện theo một cách nào đó. Bạn không thể giữ nó lại, nhưng bạn có thể giúp định hướng dòng chảy của nó.

Cho phép thay đổi, điều chỉnh sở thích. Khi khuyến khích thanh thiếu niên thử những điều mới và khác biệt, chúng ta cũng phải nhớ rằng thử nghiệm không đồng nghĩa với cam kết suốt đời. Đừng bao giờ nghĩ con bạn thích làm vườn lúc này có nghĩa là nó sẽ thành nông dân, thích tìm hiểu sâu bọ nó sẽ thành nhà côn trùng học…Thanh thiếu niên được hưởng lợi từ quyền tự do thử các hoạt động khác nhau và sự hỗ trợ của bạn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là cho phép con bạn dừng điều gì đó mà bạn coi trọng. Tôi rất khó khăn khi các con gái của tôi không còn muốn học piano nữa. Khi lớn lên, âm nhạc là một phần quan trọng trong cuộc sống của gia đình tôi và tôi muốn các cô gái có thể chơi nhạc cụ và hát cùng chúng tôi. Nhưng giờ đây tôi đang chứng kiến con mình miệt mài, thậm chí trốn ngủ để hoàn thành những bức tranh của nó. Tôi hài lòng điều đó!

Đừng nghĩ đây là một vấn đề cần giải quyết.

Phản ứng gần như tự nhiên khi con kêu nhàm chán là chúng ta kéo chúng lại với những công việc thường ngày của chúng và yêu cầu chúng hoàn thành tốt hơn. Bài vở chưa xong, phòng chưa dọn, nhạc chưa tập…Nhưng rõ ràng là các công việc cũ dù cần thiết không phải là phương thuốc để đặc trị sự buồn chán của tuổi teen, đó là sự khác giữa người trưởng thành và thanh thiếu niên. Vì thế, trong khả năng có thể, hãy chống lại mong muốn “khắc phục” sự nhàm chán của con bạn với công việc hoặc các hoạt động “cũ”. Thanh thiếu niên cần có đủ thời gian để sắp xếp những gì họ thực sự nghĩ và cảm nhận, và đôi khi cảm giác buồn chán chính là điều thúc đẩy họ khám phá những điều giúp họ phát triển. Tuy nhiên, việc tin vào ý tưởng sai lầm rằng cần phải chế ngự sự thúc đẩy tự nhiên và lành mạnh của bộ não đối với những trải nghiệm mới và ly kỳ, điều này sẽ gây bất lợi cho tất cả mọi người. Tâm trí của thanh thiếu niên tràn đầy sức mạnh và tiềm năng to lớn. Sự phát triển khả năng sáng tạo không nên kết thúc khi chúng ta già đi; thực sự, tuổi thiếu niên phải là thời kỳ phát triển trí tò mò và sự thỏa mãn.

Hãy ưu tiên việc dành thời gian bên nhau một cách thú vị.

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng thanh thiếu niên xác định “không có đủ thời gian bên cha mẹ là một trong những vấn đề hàng đầu của họ”.  Đại đa số thanh thiếu niên cũng cho biết rằng các em đánh giá cao cha mẹ và thích ở bên cha mẹ. Vậy thì tại sao thanh thiếu niên của chúng ta lại thường phàn nàn khi chúng ta muốn có một buổi tối gia đình hoặc chúng sẽ hỏi ngay: “Con có thể mang theo một người bạn được không?” khi chúng ta dự định đi đâu đó? Một phần của câu trả lời nằm ở chỗ cha mẹ muốn làm đi làm lại những điều giống nhau nhưng thanh thiếu niên thích sự khác lạ. Để giúp thanh thiếu niên khai thác sức mạnh và tiềm năng của giai đoạn quan trọng này của cuộc đời, chúng ta nên cho chúng tiếp xúc với những điều mới mẻ, đặc biệt là những điều giúp chúng mở rộng tầm nhìn về thế giới. Việc này cần có thời gian và công sức và thậm chí thể có nghĩa là phải hy sinh tài chính ở một lĩnh vực nào đó để bạn có thể đưa con mình đến những điều thực sự mới với chúng. Thật khó khăn, nhưng nó đáng giá.

Tận hưởng cảm xúc hứng khởi cùng con bạn

Khi dopamine được giải phóng trong não của con bạn, một cảm giác mạnh mẽ về sự sống sẽ dâng trào trong chúng. Đây là một cảm giác tuyệt vời và là cảm giác mà nhiều người lớn đã quên mất. Thử điều gì đó mới mẻ với con bạn có thể khiến bạn cảm thấy phấn khích như thể bạn chưa từng trải qua trong một thời gian. Quan trọng hơn nữa, nó sẽ gắn kết các bạn lại với nhau theo những cách quan trọng

Giữ vững niềm tin

Một cách mà thanh thiếu niên tìm kiếm sự mới lạ là tránh xa những gì họ đã biết cho đến nay. Điều đó vốn mang lại lợi ích cho họ và thường là nỗi kinh hoàng đối với cha mẹ họ. Trong thời niên thiếu, con trai bạn sẽ xử lý nhiều suy nghĩ, niềm tin, quan điểm và ý định mà trước đây nó chưa từng có; con gái của bạn sẽ có những cuộc phiêu lưu mà bạn biết rất ít, nếu có. Những thực tế này có thể khiến các bậc cha mẹ yêu thương và quan tâm đến con sợ hãi.

Trong cuộc sống bận rộn hàng ngày của chúng ta, chúng ta rất dễ nản lòng trước sự buồn chán hoặc tò mò của tuổi teen. Tóm lại, đôi khi chúng ta không muốn bị làm phiền bởi nó; phải tốn quá nhiều công sức và dù sao thì chúng ta cũng không thể hiểu được họ muốn gì.

Chính vì thế, chúng ta cần tránh xa suy nghĩ đi tìm niềm vui để đặt vào tay con của mình, đó phải là việc của chính chúng. Niềm khao khát ngày càng tăng của một thanh thiếu niên về những điều mới mẻ và khác biệt sẽ mở ra cánh cửa tiềm năng tinh thần to lớn. Đây là lúc để khám phá những niềm tin mới, thử các khả năng mới hay những niềm đam mê mới. Chúng ta cần phải buông bỏ (ở một mức độ nào đó) với niềm tin vào những giới hạn hợp lý chúng ta đã cam kết, sự che trở của đáng tối cao cho con cái chúng ta để con cái chúng ta có thể khám phá ra chính nó, một con người mới mẻ và duy nhất bắt đầu từ cảm giác “nhàm chán” này.


Comments