Trẻ em thì không phải là người trưởng thành, vì thế chúng ta sẽ gặp nhiều thất vọng khi đặt kỳ vọng chúng hành xử như người trưởng thành trong mọi tình huống. Theo khoa học não bộ, phần não trước, cơ quan điều hành quyết đinh chính đến khả năng lựa chọn các hành vi phù hợp với tình huống cụ thể chưa thực sự thiện trước tuổi 25. Chính vì thế việc một học sinh dù học giỏi, hiểu đạo đức vẫn có thể có những hành vi lệnh chuẩn do nhiều yếu tố tác động như áp lực ngang hàng, những gương xấu về ứng xử hằng ngày mà trẻ thấy hay những cảm xúc quá mức từ tình huống cụ thể.
Hiện tượng học sinh có hành vi vô lễ với thầy cô từ mức độ thông thường như không nghe lời, cãi lại hay nặng nề hơn như xúc phạm thể chất, tinh thần là điều vẫn xảy ra. Hành vi này có thể có những dấu hiệu báo trước mà cha mẹ tinh ý có thể nhận thấy như phàn nàn về thầy cô, đánh giá tiêu cực về thầy cô với bố mẹ hoặc với bạn bè. Nó cũng có thể xảy ra đột ngột không báo trước và cha mẹ chỉ biết khi được giáo viên thông báo. Cha mẹ nếu không có những ứng xử phù hợp có thế khiến tình trạng này kéo dài, leo thang, điển hình như sự việc “cô giáo bị học sinh ném dép, hạ nhục ở Tuyên Quang”. Khi đó hậu quả sẽ rất khó lường.Khi con bạn có hành vi vô lễ với giáo viên ở trường, là cha mẹ bạn cần xác định đó là điều đã xảy ra, bạn phải chấp nhận nó. Đó cũng có thể là một cơ hội giáo dục nhân cách cũng như luyện tập kỹ năng vô giá cho con bạn về cuộc sống, tất cả phụ thuộc vào việc bạn giải quyết vấn đề như thế nào. Có 3 bài học quan trọng bạn cần dạy cho con từ sự việc này. Đầu tiên, dạy con bạn chấp nhận việc đã xảy ra đi kèm với chấp nhận những hậu quả của hành vi đó. Thứ hai, tìm ra những lỗi lầm của mình và cách để tránh lặp lại nó trong tương lai. Và điều cuối cùng là giải quyết hậu quả do hành vi sai trái của con đã gây ra. Bên cạnh đó, việc quan trong nhất mà cha mẹ có thể làm cho chính bản thân mình là trung thực nhìn lại cách hành xử của mình trong cuọc sống hằng ngày để nhạn ra, liệu mình có phải là tấm gương để con có hành vi như vậy
1. Dạy con cách chấp nhận thực tế và hậu quả của nó
Chỉ rõ cho con thấy rằng việc vô lễ với giáo viên hay bất kỳ người lớn, người thân, bạn bè nào đều là hành vi không được chấp nhận. Đó là lỗi. Ngay cả khi con có lý do rằng giáo viên đã sai thì đó cũng không thể khiến hành vi thiếu tôn trọng, vô lễ hay xúc phạm của con trở nên là hành vi đúng.
Đừng bảo vệ con bạn khỏi những hậu quả
Một lần nữa, một trong những điều
cha mẹ phải tránh là che chắn cho con mình khỏi những hậu quả. Bạn đang phạm
sai lầm lớn nếu con bạn thiếu tôn trọng, vô lễ hay xúc phạm giáo viên ở trường
và bạn làm mọi cách có thể để bảo vệ chúng để chúng không phải đối mặt với hậu
quả. Điều này có thể khiến mọi lời giảng dạy của bạn ở trên trở nên vô nghĩa,
trẻ sẽ không bao giờ tin đó là lỗi của nó và sẽ có những lần lặp lại sau này. Hậu
quả luôn nói to hơn và rõ ràng hơn mọi điều răn dạy suông!
Yêu cầu con chấp nhận những hình
thức kỷ luật của nhà trường (miễn là nó hợp lý, không xúc phạm thân thể hay hạ
thấp nhân phẩm của con bạn). Ngoài ra cân nhắc tính logic và hợp lý có thể có
thêm các hình thức kỷ luật bổ sung tại nhà, miễn sao chúng tôn trọng nguyên tắc
logic, hợp lý về mức độ và đảm bảo về mặt đạo đức.
Chúng ta có thể hỗ trợ con mình trong khi chúng giải quyết hậu quả của hành ví khi nó vượt qua khả năng giải quyết củ con (như cũng cấp tài chính nếu như giáo viên có tổn thương cơ thể). Nhưng bạn càng bảo vệ họ khỏi những hậu quả thì hành vi của họ càng ít có khả năng thay đổi. Hãy đối mặt với sự thật, mọi người sẽ không thay đổi cho đến khi có áp lực phải thay đổi. Và thật không may, áp lực đó thường đến từ những hậu quả tiêu cực, cho dù đó là giấy phạt vì chạy quá tốc độ hay bị đình chỉ học vì hành vi hung hãn ở trường.
Dạy con nhận ra lỗi của mình, cách để không lặp lại nó
Thay đổi hành vi chỉ thực sự bề vững khi nó hướng tới sự tự nguyện thay đổi. Nếu cha mẹ chỉ nghĩ đến việc dùng quyền lực của mình để buộc trẻ phải chấp nhận và thay đổi, nó sẽ bị phá bỏ khi điều kiện thay đổi hoặc kích thích trẻ lừa dối để trốn tránh khi phạm lỗi. Dạy cho trẻ thấy được lỗi của mình, đó là cách để trẻ có thể tự nguyện thay đổi.
Dạy con bạn rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng
Trong hầu hết các trường hợp trẻ
sẽ đưa ra những lý do để biện hộ cho hành vi thiếu tôn trọng giáo viên của
mình. Đó có thể là thầy cô không tốt, thầy cô thiếu công bằng, thầy cô trù dập…Hãy
xem xét điều con nói một cách công tâm và đồng cảm. Nếu không thực sự như con
nói, hãy chỉ cho con chỗ con đã nghĩ sai. Nếu có gì đó trong lời con nói là sự
thật, bạn cần dạy cho con rằng, đó không phải là lý do con hành xử thiếu tôn trọng.
Cha mẹ cũng cần dạy con rằng đừng cố gắng loại bỏ mọi thứ con bạn không thích
trong cuộc sống. Thay vào đó, hãy học cách để quản lý mọi việc ngay cả khi cuộc
sống không công bằng. Suy cho cùng, sẽ có sự bất công trong trường học và cuộc
sống, và cha mẹ nên giải thích điều đó cho con mình. Tôi nghĩ thật tốt khi nói
với con bạn:
“Đó là một sự bất công và bạn
sẽ phải giải quyết nó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng.”
Một số điều trong cuộc sống không công bằng và một phần của quá trình trưởng thành là học cách đối mặt với thực tế đó. Không có trường học nào mà mọi thứ đều công bằng, cũng không có nơi làm việc nào mọi thứ đều công bằng.
Dạy con bạn rằng trường học giống như một công việc
Cha mẹ cũng cần giải thích cho
con thấy, đi học giống như đi làm. Bạn có thể nói:
“Con phải học cách hòa đồng và
chấp nhận. Sẽ có người tốt và người xấu. Sẽ có những thời điểm tốt và những thời
điểm tồi tệ. Sẽ có những người không thích con và những người conkhông thích.”
Khi tôi giải thích với con tôi về
việc không hòa hợp với giáo viên, tôi sẽ nói:
“Hãy nhìn xem, công việc của con
là hòa hợp với giáo viên của con chứ không phải việc của giáo viên là hòa hợp với
con.”
Công việc của giáo viên là tôn trọng
học sinh và giúp đỡ con học tập. Công việc của họ không phải là làm hài lòng bọn
trẻ như các con khi chúng đang có tâm trạng tồi tệ hoặc khi chúng hành động sai
trái. Không có nơi làm việc nào mà sếp phải làm điều đó. Vì vậy, khi con bạn
phàn nàn về giáo viên, bạn sẽ nói:
“Cho dù bạn làm việc ở công ty
xây dựng hay cơ quan nhà nước, sếp và đồng nghiệp của con sẽ không chấp nhận kiểu
hành xử đó. Con phải học cách hòa hợp. Đó là một phần của việc trưởng thành.”
Lưu ý: Đừng bao giờ làm suy
yếu quyền lực của giáo viên
Nếu cha mẹ có vấn đề với giáo
viên hoặc nhà trường, cũng không bao giờ nên thảo luận vấn đề đó trước mặt con
mình. Đừng lo lắng về điều đó, nếu bạn công khai hạ thấp giáo viên ở nhà, gần
như không thể khiến con bạn cư xử đúng mực với giáo viên đó.
Tôi hiểu rằng không phải lúc nào phụ huynh cũng đồng tình với giáo viên của con mình. Trong một số trường hợp nhất định, tôi nghĩ giáo viên của con tôi có một số quy định vô nghĩa. Vợ chồng tôi đã bàn lại chuyện đó với cô giáo nhưng con tôi không hề biết. Đó là bởi vì chúng tôi muốn duy trì hình ảnh của trường học như một thực thể cần được tôn trọng—và một thực thể mà con chúng tôi biết rằng mình phải cư xử một cách tôn trọng.
Giải quyết những hậu quả do hành vi gây ra.
Tất nhiên, dù bất kỳ lý do gì, việc
thiếu tôn trọng hay xúc phạm giáo viên là lỗi và việc con bạn và bạn phải là
người giải quyết những hậu quả của nó, theo đúng nguyên tắc vấn đề của ai người
đó phải là cần giải quyết.
Bạn (chứ không phải con bạn) cũng
có thể yêu cầu giáo viên chịu những phàn trách nhiệm (nếu có) những phần lỗi của
họ. Tất nhiên con bạn đôi khi không cần biết quá rõ điều này.
Nói cho giáo viên biết điều gì
có tác dụng với con bạn
Tôi khuyên bạn nên nói với giáo
viên của con bạn về cách bạn xử lý hành vi của chúng ở nhà. Nếu con bạn có tiền
sử có vấn đề về hành vi, hãy gặp giáo viên của chúng vào đầu năm học và nói rõ
về điều đó.
Chắc chắn, bạn nên nói với giáo
viên điều gì hiệu quả và điều gì không hiệu quả ở nhà. Mỗi một đứa trẻ đều có
những kiểu động lực thúc đẩy khác nhau, cái ảnh hưởng lớn đến cách mà con hành
xử. Bố mẹ có thể hiểu rõ điều này của con hơn giáo viên. Hãy nói với giáo viên
về điều đó.Điều này không có nghĩa là bạn đang hạn chế chúng. Thay vào đó, bạn
đang giúp họ xử lý hành vi của con bạn trong lớp học hiệu quả hơn.
Vì vậy, nếu bạn có những kỹ thuật
cụ thể mà bạn sử dụng, hãy chia sẻ chúng.
Bạn cũng có thể hỏi giáo viên câu
hỏi như “Chúng tôi có thể làm gì ở nhà để hỗ trợ thầy cô ở trường?”
Phụ huynh và giáo viên: Hãy ở cùng một đội
Phụ huynh và giáo viên nên ở cùng
một đội. Nhưng thường thì không phải vậy. Mọi chuyện bây giờ đã khác. Thông thường,
phụ huynh đổ lỗi cho giáo viên và giáo viên đổ lỗi cho phụ huynh. Và trẻ em ở
giữa và thường thoát khỏi những hành vi không phù hợp của mình bằng cách lừa dối
cả giáo viên và cha mẹ của chúng. Trẻ em có thể rất dễ bị lôi kéo về mặt này. Một
đứa trẻ cư xử không đúng mực không muốn cha mẹ và giáo viên ở cùng một đội.
Tôi nghĩ thái độ của phụ huynh
nên là: “Chúng ta có thể giúp giáo viên thực hiện công việc của họ như thế
nào? Ở nhà chúng ta có thể làm gì?”
Tương tự, thái độ của giáo viên nên là: “Tôi cần sự hỗ trợ của phụ huynh ở những lĩnh vực nào và trách nhiệm của tôi là gì? Làm thế nào chúng ta có thể làm việc cùng nhau để đưa đứa trẻ này đi đúng hướng?”
Cha mẹ nên làm gì khi con liên tục nói giáo viên của con có vấn đề?
Khi con bạn liên tục phàn nàn về
giáo viên theo kiểu nói bâng quơ hoặc nói chuyện với bạn của nó và để bố mẹ
nghe thấy, bố mẹ cần hành động. Những bức xúc không được lắng nghe hoặc giải
quyết sẽ tích tụ và trẻ có thể làm việc “động trời” để bố mẹ chú ý. Khi đó hậu
quả sẽ rất khó giải quyết. Nếu con bạn liên tục phàn nàn như vậy, bạn cần gải
quyết để con bạn không phải chịu đựng thêm những áp lực không đáng có ở tuổi của
con, cái rất có thể là nguyên nhân khiến cho căng thẳng tiếp tục leo thang và sự
việc có thể lặp lại. Sau đây là những việc nên làm.
- Đồng cảm với con bạn và những nỗi
thất vọng của chúng, nhưng đừng lao vào xu hướng tôi ghét giáo viên. Ngay cả
khi bạn thực sự muốn! Làm như vậy sẽ chỉ khiến họ tức giận và che mờ khả năng
suy nghĩ hợp lý về tình huống này. Đối với học sinh trung học cơ sở hoặc THPT bạn
cần để con nhận ra rằng các em sẽ phải hòa đồng và làm việc với mọi người trong
khu vực của mình, cuộc sống mà họ không thích. Đây là thời điểm tốt để rèn luyện
kỹ năng đó.
- Giúp con nhận ra sự thật rằng giáo viên có thực
sự là “xấu tính” hay không. Giáo viên có phải là người “xấu tính” hay chỉ là
người đòi hỏi sự xuất sắc ở học sinh của mình? Giáo viên không xấu tính vì đã bắt
con viết lại một bài viết lộn xộn. Giáo viên không xấu tính khi bắt bạn ngồi
làm bài tập trung giờ ra chơi vì con không thể hoàn thành bài tập ở trường.
Giáo viên không xấu tính khi bắt bạn ngồi ở bàn đầu cạnh cô ấy nếu bạn quậy
phá. Tuy nhiên, với tư cách là cha mẹ, nếu những điều này xảy ra hàng ngày thì
có lẽ bạn cần phải nói chuyện với giáo viên và tìm hiểu xem chuyện gì đang diễn
ra trong lớp cũng như những gì bạn có thể làm để giúp con mình thành công.
- Nếu con bạn vẫn tiếp tục phàn
nàn, hãy liên hệ với các phụ huynh khác mà bạn biết có con trong lớp và hỏi họ
xem con họ có phàn nàn gì về nhà không. Bạn có thể muốn hỏi con bạn cư xử như
thế nào trong lớp. Hãy chuẩn bị tinh thần cho câu trả lời đó.
- Nếu bạn quyết định tiếp cận
giáo viên, hãy làm điều đó một cách cẩn thận. Hầu hết giáo viên đều là những
người tốt và chu đáo, thực sự yêu thích công việc của mình. Cha mẹ đừng bắt đầu
nói chuyện theo cách khiến giáo viên rơi vào thế phòng thủ. Sử dụng ngôn ngữ
tích cực, không tiêu cực.
Và bất chấp tất cả những điều
này, đôi khi bạn vẫn có một giáo viên hoặc lớp học không phù hợp với con bạn.
Và đôi khi bạn gặp phải một giáo viên thực sự là một giáo viên tồi, mặc dù tôi
nhận thấy những điều này rất ít và xa vời. Nếu bạn thử mọi cách ở trên và không
có bất kỳ cải thiện nào trong cảm giác của con bạn, thì đã đến lúc liên hệ với cấp
cao hơn.
Nói chuyện với hiệu trưởng về cơ
bản là phàn nàn với sếp của giáo viên. Giáo viên có thể bực bội với việc bạn
"mách lẻo"; về chúng, và một giáo viên nhỏ mọn có thể coi điều này là
chống lại con bạn. Tuy nhiên, nhiều khả năng giáo viên sẽ cảm thấy thận trọng
hơn với bạn và con bạn, ngăn cản cuộc đối thoại cởi mở và trung thực về sự tiến
bộ của con bạn trong tương lai. Nhưng nếu giáo viên thực sự có vấn đề, bạn có
thể cần phải thực hiện bước này- Chuyển lớp cho con.
Thay đổi lớp học có nghĩa là
thích nghi với bạn bè mới, thói quen mới và các nội quy lớp học khác nhưng là cần
thiết để giải tỏa những áp lực cho trẻ, Khi tất cả các điều trên không có tác dụng:
vIệc cuối cùng nên làm là chuyển trường./.
Comments
Post a Comment
Hãy để lại ý kiến của bạn tại đây