Đối với học sinh phổ thông, thời gian học trên lớp chiếm đến ¾ thời gian học cả ngày, thậm chí với các học sinh tham gia học thêm, học luyện thi tỷ lệ này còn cao hơn. Việc biết cách và có đủ kỹ năng để tối ưu hóa việc học tập trên lớp có thể là chìa khóa để đạt được hiệu suất học tập tốt nhất.
Hãy mô tả một lớp học hiện nay mà bạn hoặc con bạn đang
là một thành viên trong đó hằng ngày. Có phải nó sẽ như thế này: “Giáo viên (giảng
viên) đứng trên bục giảng đang say sưa nói, thi thoảng quay lưung lại và và viết,
vẽ lên bảng hoặc chỉ vào các slide powerpoint. Bên dưới, các học
sinh đang ngồi trên những chiếc ghế. Một số người chú ý, số khác ngồi trò chuyện.
Một vài chàng trai đang nhìn các cô gái và một số
người
thì đang ngủ”. Bây giờ bạn lên Google và seach bức tranh mô tả cảnh dạy
học ở thế kỷ thứ 12-13. Ồ về cơ bản thì chúng giống nhau đến 80%-90% trừ một vài
chi tiết nhỏ không quá quan trọng về thiết bị. Nói
cách khác: Không có nhiều thay đổi trong hàng nghìn năm qua.
Các
cách giảng, các bài giảng truyền thống
thường bị chỉ trích vì bản chất lỗi thời của chúng, và nhiều người ngày nay tin
rằng có nhiều cách học tốt hơn. Tuy nhiên, các cách
giảng và bài giảng như vậy
vẫn hữu ích và chúng vẫn được
sử dụng gần như là chủ yếu tên khắp thế giới. Cách mạng công nghệ, cái được cho là sẽ thay đổi toàn
diện về cách giảng dạy cộng thêm dịch covid 19 với chính sách hạn chế đi lại những
tưởng sẽ là cú hích để thay đổi sâu sắc nhất cách dạy và cách học. Nhưng không,
xét một cách bản chất, đối với giáo dục, đào tạo chính quy, việc dạy học không
có nhiều thay đổi. Mặc dù sách giáo khoa có thể hơi quá rộng nhưng các bài giảng của giáo viên trên lớp sẽ giúp đi vào cốt
lõi của chủ đề. Giảng viên giỏi làm cho tài liệu khóa học trở nên sinh động và
thú vị, từ đó thúc đẩy bạn dành thời gian cho chủ đề này.
Dù
muốn hay không, trong suốt một năm, bạn sẽ dành hàng trăm giờ trong lớp học. Thật sai lầm nếu bạn chờ đợi vào những hfnh thức khác để
cải thiện hiệu suất học tập của bạn. Nếu bạn có thể tối đa
hóa kết quả của những giờ này, bạn sẽ đặt nền tảng cho việc học sâu hơn và đạt
điểm cao hơn.
Bài viết này sẽ đề cập đến và trang bị cho bạn kiến thức
cũng như kỹ năng theo 6 mục cụ thể, để bạn có thể tận dụng tối đa lợi ích của
học trên lớp, làm nền tảng cho các hoạt động học tập khác mà bạn có thể đã, đang
và sẽ sử dụng.
1. Chuẩn bị cho một buổi học trên lớp
“Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại”,
câu nói đó của ai tôi thực sự cũng không nhớ rõ nhưng nó được trích dẫn nhiều bởi
sự đúng đắn và ý nghĩa bao hàm của nó. Nó thực sự là lời nhắc đáng giá cho học
sinh, sinh viên trong công việc chiến đến gần ¾ thời gian làm việc trong ngày của
họ: tới trường và học tập. Nhưng liệu bao nhiêu trong số học sinh để ý đến nó,
biết cách chuẩn bị đúng, đầy đủ và thực hiện nó một cách thường xuyên và hiệu
quả?
Bước
đầu tiên để tối đa hóa kết quả bài giảng bắt đầu từ ngày hôm trước với sự chuẩn
bị của bạn. Nếu bạn làm được điều này, bạn sẽ có được sự hiểu biết về cấu trúc cũng như những điều quan trọng nhất mà bạn
cần lưu ý trong buổi học này. Bạn cũng sẽ có khả năng đưa ra những lựa chọn ưu
tiên trong việc tiếp thu kiến thức mà giáo viên của bạn có thể cung cấp cho bạn.
Hãy coi việc chuẩn bị cho buổi học
giống như việc xem bản đồ trước khi bạn đi đến một nơi xa lạ. Cấu trúc này giúp
dễ dàng xác định điều gì là quan trọng và điều gì có thể hữu ích sau này, đặc
biệt nếu giảng viên của bạn giảng bài theo
kiểu thiếu cấu trúc hoặc thích lạc đề (điều này là rất
phổ biến và càng phổ biến hơn hiện nay với lượng thông tin mới được cập nhật
mỗi giờ). Việc có cấu trúc cơ bản cũng giúp bạn ghi
chép tốt hơn trong suốt bài giảng.
Tôi
nghĩ nhiều học sinh không chuẩn bị đơn giản vì họ không biết phải chuẩn bị cái gì hay đơn giản là không biết cách làm. Họ
thấy rằng bài giảng sẽ bao gồm ba chương và nhanh chóng xác định rằng sẽ tốn
quá nhiều công sức nếu đọc hết cả ba chương để chuẩn bị cho chỉ một bài giảng.
Những sinh viên này có thể đúng khi cho rằng sẽ mất quá nhiều thời gian để đọc
kỹ ba chương, nhưng không phải là không chuẩn bị gì cả thì tốt hơn. Bạn không cần
phải đọc toàn bộ chương để nắm được cấu trúc cơ bản. Mười lăm phút có thể là đủ. Để việc chuẩn bị này tốn ít thời gian hơn bạn cần có
kỹ năng đọc (xem bài Cách để đọc hiệu quả nhất) cũng như kỹ năng lựa chọn ưu tiên và cả khả
năng cảm nhận và bẻ khóa khóa học (xem bài Kỹ năng lựa chọn ưu tiên để quản lý thời gian hiệu quả)
Làm thế nào để chuẩn
bị học trên lớp hiệu quả:
Hãy khảo sát các chương, bài có
liên quan đến bài giảng bằng cách đọc lướt qua
những phần thường được dùng cho việc đó. Đọc phần tóm tắt và
chú ý đến các chủ đề, chủ đề phụ và thuật ngữ khác nhau. Vấn đề là có được một
cái nhìn tổng quan sơ bộ về các ý chính. Nếu slide bài giảng đã có sẵn (thường giáo viên, giảng viên gửi trước cho học
sinh), hãy xem chúng. Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể chuẩn
bị chi tiết hơn. Điều này đặc biệt hữu ích nếu nội dung khó hoặc giảng viên khó
theo dõi. Nếu bạn không hiểu những gì được trình bày trong bài giảng, bạn cần
chuẩn bị!
Bất
cứ khi nào bạn đọc điều gì đó mà bạn không hiểu hoặc có thắc mắc, hãy viết nó
ra. Bằng cách này, bạn có thể hỏi giảng viên hoặc sinh viên khác trong hoặc sau
bài giảng, thay vì đợi đến khi kỳ thi đến gần.
Với sinh viên đại học, nếu có điều kiện hãy tìm hiểu
trước về giảng viên thông qua kênh chính thống thường có trên web của nhà trường
(thông tin giảng viên, trình độ, phong cách..). Bạn cũng có thể thực hiện điều
này bằng cách hỏi sinh viên khóa trước hay sinh viên cùng khóa đã từng học giảng
viên này. Những thông tin đó rất hữu ích để bạn có thể “bắt mạch” giảng viên,
biết phong cách giảng dạy, những khó khăn có thể gặp phải, điều đó giúp việc
chuẩn bị hiệu quả hơn.
2. Khởi động cho một buổi học
Bạn
cần biết, không chỉ cơ thể mới cần và có thể được làm ấm mà tâm trí cũng có thể được
làm ấm bằng khởi để khiến chúng ta tập
trung và chú ý hơn. Giống như trong mỗi buổi
biểu diễn ca nhạc của một nghệ sỹ nào đó, trước khi ca sỹ chính bước ra thường
có sự khởi động bằng các ca sỹ khác ít tên tuổi hơn, mục đích để cho khán giản
bắt đầu chú ý và chờ đợi điều quan trọng sắp diễn ra. Trong
tâm lý học, điều này được gọi là MỒI.
Hãy để tôi minh họa điều này bằng một ví dụ. Hãy đọc kỹ những từ này: nhà hàng,
khăn trải bàn, thìa, đĩa và s_p. Vâng, từ cuối cùng thiếu một chữ cái, tuy
nhiên, bạn nghĩ gì khi đọc từ s_p? Bạn có thể đọc nó là “súp ”, bởi vì tôi đã gợi
ý cho bạn nghĩ về thức ăn, do đó những từ nhà hàg,
thìa, nĩa … là MỒI để khởi động.
Bạn
không cần phải dành nhiều phút để khởi động—nhiều nhất là năm phút—và bạn có thể
làm điều đó sau khi đã tìm được chỗ ngồi và trước khi bài giảng bắt đầu. Mục
đích là để chuyển sự tập trung của bạn ra khỏi bài giảng trước hoặc sự hối thúc của bữa trưa hay một ly nước có ga mát lạnh
sắp tới, mà thay vào đó hướng sự tập trung của bạn vào
bài giảng mà bạn sắp có.
Làm thế nào để khởi động
buổi học:
Khảo
sát các ghi chú hoặc slide từ bài giảng trước. Điều này sẽ nhắc nhở bạn về vị
trí của bạn trong khóa học. Nếu bạn có sẵn các slide cho bài giảng hiện tại, hãy
xem qua chúng. Nếu bạn đã viết ra bất kỳ câu hỏi nào, hãy xem qua chúng một
cách nhanh chóng. Nếu bạn không có sẵn những tài nguyên như vậy, bạn có thể nói
về khóa học với người ngồi cạnh bạn.
3. Hãy tập trung hoàn toàn trong buổi học
Điều
quan trọng nhất cần làm nhưng cũng khó nhất là bỏ qua mọi phiền nhiễu và suy
nghĩ khác và tập trung 100% vào bài giảng. Nhìn thấy một giảng đường đầy những học sinh, sinh viên tập trung là điều vô
cùng truyền cảm hứng cho giáo viên, giảng
viên, và tất nhiên điều đó nó sẽ có lợi nhiều cho bạn. Tất nhiên, bạn sẽ dễ tập trung hơn khi bạn có
động lực cao và có một giảng viên cực kỳ giỏi (anh ấy rất giỏi). Nhưng may mắn
thay, không chỉ động lực của bạn hay kỹ năng của giảng viên mới quyết định mức
độ tập trung của bạn. Một số yếu tố khác cũng đang diễn ra.
- Nếu bạn đói hoặc khát, bạn sẽ
rất khó tập trung
- Vị trí của bạn trong phòng
cũng ảnh hưởng đến số lượng phiền nhiễu mà bạn gặp
phải khiến bạn khó tập trung. Nếu bạn ngồi ở cuối phòng, bạn
sẽ có nhiều nguồn gây mất tập trung giữa bạn và giảng viên: sinh viên trò chuyện,
sử dụng thiết bị của họ để lướt web hoặc có thể ngồi ăn. Ngồi phía trên gần với bục của giảng viên hơn sẽ
loại bỏ nhiều phiền nhiễu này và hơn nữa, giúp bạn nhìn thấy bảng dễ dàng hơn.
Một lợi thế khác là bạn có thể sẽ được vây quanh bởi những học sinh chăm chỉ hơn, vì những học sinh năng động, chăm chỉ hơn thường ngồi ở
phía trên. Và khi tất cả học sinh xung quanh bạn đang
chú ý, bạn cũng sẽ dễ dàng làm điều đó hơn.
- Ngay cả cách bạn ngồi cũng có
thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn. Khi ít hứng thú với việc học,
chúng ta thường ngồi xuống với tư thế khiến
ta cảm thấy thoải mái, như truwòn
dài trên bàn, dùng tay đỡ đầu thậm chí tụt hẳn xuống ghế hoặc ngả hẳn ra sau nếu
là ghế tựa. Thái độ tinh thần của chúng ta thể hiện qua
ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ cơ thể lại
có thể ảnh hưởng đến thái độ tinh thần của chúng ta. Do
đó, để học tốt hơn, bạn có thể điều khiển ngôn ngữ cơ thể của mình giống với tư
thế mà chúng ta thường làm khi quan tâm đến điều gì đó: Mở rộng ngôn ngữ cơ thể,
hơi nghiêng người về phía trước và có thể đặt bút vào tay như thể bạn đã sẵn
sàng. ghi chép.
- Thách thức lớn nhất đối với
nhiều người vẫn là điện thoại di động. Nhiều sinh viên tự đùa rằng họ có thể vừa
lướt web vừa theo dõi bài giảng cùng một lúc. Bộ não của chúng ta không hoạt động
như vậy. Chúng ta chỉ có thể tập trung vào một việc tại một thời điểm, vì vậy
trên thực tế, họ đang chuyển đổi nhanh chóng giữa điện thoại và bài giảng, và
việc học tập bị ảnh hưởng.
Làm thế nào để có thể
tập trung trong buổi học:
Ăn
uống điều độ và mang theo bình nước để không bị khát hoặc đói trong giờ học. Chọn
một chỗ ngồi tốt, tốt nhất là ở một trong các hàng ghế đầu. Có ngôn ngữ cơ thể
tích cực và cởi mở, như trong hình minh họa dưới đây.
Hãy
tìm một cách khả thi để tránh xa mạng xã hội và những phiền nhiễu đến từ điện thoại và internet.
Để biết thêm những kỹ thuật đặc thù giúp bạn có thể tập
trung hơn nữa, đặc biệt đối với những người vốn đã dễ bị phân tán, đọc các bài
viết liên quan.
4. Chủ động trong buổi học
Các
bài giảng thường bị chỉ trích là thụ động, tức là
một chiều, thầy giảng, cung cấp kiến thức và trò nghe, tiếp thu kiến thức. Điều
đó có nghĩa là học sinh không hứng thú và khó có thể học hỏi được nhiều nhất. Nhưng ngay cả trong
một bài giảng thụ động, bạn vẫn có thể hành động để trở nên tích cực hơn và từ
đó học được nhiều hơn.
Có
lẽ cách phổ biến nhất để bạn tham gia vào bài giảng là ghi chép. Điều này có
hai lợi ích—bạn tiếp tục tham gia bằng cách tích cực lắng nghe và xử lý nội
dung, đồng thời bạn cũng nhận được bản tóm tắt bài giảng mà bạn có thể sử dụng
để ôn thi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những sinh viên ghi chép tốt bài giảng
sẽ nhớ nhiều chi tiết hơn và đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra.
Một
câu hỏi được nhiều sinh viên tự hỏi là nên ghi chép trên giấy hay trên máy tính
xách tay. Hoặc hiện đại hơn, nên ghi chép
trên giấy, gõ trên máy tính hay quay video toàn bộ buổi giảng để có thể xem lại.
Tôi đã từng thấy rất nhiều học viên của tôi đến lớp, bật điện thoại, ghi âm
quay lại toàn bộ bài giảng của tôi từ đầu đến cuối để rảnh tay, rảnh đầu mơ
màng trong lớp. Tất nhiên trường hợp này thì bạn ta đã phí cả một buổi giảng và
tôi dám chắc những người như vậy sẽ không và không đủ kiên nhẫn để xem lại
video mình đã quay. Cái chúng tôi cần trả lời là với các trường hợp khác, ghi
chép tay và gõ trên máy tính một cách chủ động có trách nhiệm, cái nào tốt hơn.
Các nghiên cúu
từ Đại học Princeton kết luận
là những sinh viên ghi chép bằng tay sẽ nhớ được nhiều hơn từ bài giảng. Lý do là ghi chép bằng tay khó hơn, chậm hơn và do đó những
học sinh viết tay bị buộc phải chọn điều gì là quan trọng nhất để ghi chép.
Bằng cách đó họ phải xử lý nội dung
bài giảng một cách sâu sắc và tích cực hơn nên có những ghi chú ngắn gọn và hữu
ích hơn rất nhiều. Từ đó có thể thấy, điều
quan trọng là bạn thay vì ghi chép tất cả, hãy cố
gắng xác định điều gì là quan trọng và viết nó ra
dù bằng cách gõ máy tính hay bằng bút cũng không quan trọng.
Nhưng
cũng có những trường hợp bạn được khuyên không nên ghi chép gì cả. Vấn đề là khi bạn tập trung quá nhiều vào việc
viết ra mọi thứ đến nỗi bạn
không hiểu những gì mình viết. Khi bạn tập trung
quá nhiều vào viết, bạn sẽ bỏ qua nhiều điều quan trọng của giáo viên. Tất
nhiên, giáo viên giải thích trong suốt quá
trình, nhưng bạn thực
sự đã bận rộn khi cố gắng viết ra tất cả các bước. Và việc viết đó sẽ thực sự vô ích nếu tất cả những gì
bạn viết đều có trong slide bài giảng hoặc trog sách giáo khoa.
Việc
ghi chép sẽ giúp bạn hiểu được nội dung được trình bày trong bài giảng. Trong
trường hợp việc ghi chép khiến bạn không thể theo kịp giáo viên, bạn nên cân nhắc kỹ xem mình
phải làm gì. Hãy trả lời các câu hỏi sau. Bạn có thường bỏ xó những
cuốn vở ghi chép của mình không? Giảng viên có gửi hay chia sẻ bài giảg với những ghi chú của họ cho học
sinh sau khi giảng không? Bạn có thể lấy được các bản ghi chú đó từ các nguồn khác không?
Nếu câu trả lời cho một hoặc nhiều câu hỏi trên là có, bạn có thể ngừng ghi
chép. Phải thừa nhận rằng, tốt nhất bạn nên sử dụng ghi chú của riêng mình để
ôn thi, nhưng sử dụng ghi chú của người khác cũng tốt như vậy và tốt hơn nhiều
so với việc không có ghi chú nào cả.
Làm thế nào để tham
gia chủ động trong lớp học:
- Hãy là một người lắng nghe
tích cực trong các bài giảng. Khi tài liệu mới được trình bày, hãy suy nghĩ về
nó và cố gắng liên hệ nó với những điều bạn đã biết. - - Ghi chép trong suốt bài giảng,
miễn là bạn vẫn có thể hiểu được nội dung đang được trình bày.
- Nếu có thắc mắc gì hãy hỏi hoặc
ghi lại để có thể hỏi giảng viên trong giờ giải lao hoặc sau giờ giảng.
5. Xem lại bài giảng sau buổi học
Bạn
đã bao giờ đi xem phim về nhà và giải thích cho người khác nội dung bộ phim
chưa? Bạn có thể làm điều đó mà không cần nỗ lực nhiều vì tất cả các cảnh đó vẫn
còn mới mẻ trong trí nhớ của bạn. Nếu ba tháng sau bạn được yêu cầu đưa ra bản
tóm tắt tương tự, bạn sẽ thấy khó khăn hơn nhiều.
Các
bài giảng cũng không khác là bao so với việc xem
film. Ngay sau bài giảng, bạn vẫn có thể nhớ được nhiều điều. Nếu
bạn xem qua các slide bài giảng hoặc ghi chú của chính mình, nó sẽ có ý nghĩa
và giúp bạn ghi nhớ những chi tiết có thể không được đề cập rõ ràng bằng mực.
Nhưng nếu bạn xem lại các slide bài giảng vài tuần hoặc vài tháng sau, bạn sẽ
không nhớ được nhiều. Vì vậy, ôn lại bài tất
nhiên là việc phải làm: Câu hỏi đặt ra là nên ôn như thế nào cho hiệu quả
Làm thế nào để việc xem lại bài giảng hiệu quả
Xem lại ngay sau khi học càng sớm càng tốt.
Ngay sau khi học sớm nhất có thể theo lịch trình học tập
của bạn, bạn nên XEM LẠI bài giảng thông qua ghi chép của mình nếu có. Lưu ý là
XEM ẠI chứ không phải là ôn lại. Khi trí nhớ ngắn hạn của bạn vẫn còn lưu giữ
những thông tin vừa ghi nhận, một chút thời gian ngắn để xem lại là hữu ích. Xem
lại các ghi chú hoặc trang trình bày bài giảng của bạn, bổ sung hoặc cải thiện
chúng nếu cần. Tạo một bản tóm tắt dài một trang có thể là một cách hay để xử
lý nội dung và làm nổi bật những ý tưởng quan trọng nhất.
Nếu
bạn không hiểu điều gì đó, hãy cố gắng tìm ra nó. Thảo luận vấn đề đó với một
sinh viên khác hoặc tìm kiếm video hoặc bài viết trực tuyến ngay lúc đó để hoàn thiện bản ghi chép của mình.
Nên ôn lại bài một cách kỹ càng khi nào?
Đây là một câu hỏi quan trọng quyết định đến tính hiệu
quả của việc học. Hầu hết giáo viên, cha mẹ sẽ nói “Ôn lại ngay tối hôm nay,
nếu không bạn sẽ quên hết” mà thôi.
Thầy cô và cha mẹ nói đúng, để sẽ quên gần hết.
Nhưng thầy cô và cha mẹ nói sai khi khuyên bạn nên “Ôn lại ngay tối hôm nay”,
trừ trường hợp ngay sáng mai bạn sẽ kiểm tra lấy điểm hoặc thi nội dung đó
Việc ôn lại có ích gì khi bạn chưa quên? Khi bạn ôn lại
ngay sau khi học, bạn sẽ nhớ lại dễ dàng mà không cần sự nỗ lực truy hồi từ trí
nhớ dài hạn. Sự dễ dàng này không củng cố cho việc ghi nhớ lâu dài, cái chỉ có
được khi bạn đã quên và cố gắng truy hồi lại nhiều lần. Đó được gọi là sự khó
khăn mong muốn trong học tập. Việc ôn sớm khi chưa quên cũng có thể khiến bạn
nhầm lẫn, ảo tưởng rằng bạn đã thực sự nhớ nó, hiểu nó và không có ý định ôn lại
nó, điều đó có thể khiến bạn phải trả giá vào kỳ kiểm tra hay thi sau này.
Nếu bạn muốn biết vậy nên ôn lại khi nào, xin xem bài
“kỹ thuật học giãn cách” và bài “để học sâu hơn”
6. Nếu bạn bỏ lỡ một buổi học thì
sao?
Nếu
bài giảng được ghi lại trên video, bạn có thể xem lại ở nhà sau. Nếu không, hãy
hỏi một bạn học về những ghi chú của họ và liệu có điều gì quan trọng mà bạn đã
bỏ sót không. Giảng viên đôi khi chia sẻ lời khuyên trong kỳ thi hoặc các thông
tin quan trọng khác, vì vậy bạn muốn đảm bảo rằng mình không bỏ lỡ điều đó. Bạn
cũng có thể trực tiếp đến gặp giảng viên để hỏi về những gì bạn đã bỏ lỡ và những
gì bạn có thể làm để bắt kịp tiến độ.
Việc học trên lớp— tóm tắt ngắn gọn
Những gì bạn cần biết:
Khi
còn là sinh viên, bạn dành hàng trăm giờ trong các lớp học khác nhau mỗi năm—bạn
nên thực hiện các bước để tối đa hóa kết quả của tất cả những giờ này.
Bạn cần làm gì:
1.
Chuẩn bị. Dành 15 phút để xem trước các chương hoặc trang trình bày có liên
quan. Viết ra bất kỳ câu hỏi nào bạn có. Dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị nếu
bài giảng khó.
2.
Khởi động. Trong khi chờ bài giảng bắt đầu, hãy duyệt qua các ghi chú của
bạn hoặc các slide từ bài giảng trước.
3.
Tập trung. Tránh để bị đói hoặc khát trong khi giảng bài. Hãy ngồi ở một
trong những hàng ghế đầu của khán phòng và thể hiện ngôn ngữ cơ thể tích cực.
4.
Hãy năng động. Hãy suy nghĩ về những gì đang được trình bày. Đặt câu hỏi
hoặc viết ra các câu hỏi. Miễn là nó không cản trở sự hiểu biết của bạn, hãy
ghi chép lại bài giảng.
5.
Xem lại bài giảng. Xem lại các ghi chú hoặc slide bài giảng của bạn và
tóm tắt ngắn gọn những điểm quan trọng nhất. Làm rõ những câu hỏi còn tồn đọng.
Comments
Post a Comment
Hãy để lại ý kiến của bạn tại đây