Nguyên tắc xây dựng mối quan hệ phụ huynh- giáo viên để thúc đẩy động lực học tập của con

quan hệ giáo viên- phụ huynh


Xây dựng mối quan hệ phụ huynh- giáo viên để thúc đẩy động lực học tập của con

Khi một đứa trẻ tỏ ra không có động lực ở trường, cha mẹ thường cảm thấy lúng túng va bất lực trong việc tìm ra các biện pháp có ý nghĩa và hiệu quả để hỗ trợ con. Suy cho cùng, phụ huynh ở nhà hoặc nơi làm việc trong thời gian trẻ đến lớp. Và trong bối cảnh xã hội Viêt nam hiện nay, con cái tiếp xúc với bố mẹ thậm chí còn ít hơn cả giáo viên của chúng. Thời gian chúng ở trường và ở các trung tâm giáo dục còn nhiêu hơn ở nhà. Chắc chắn rằng không thể mong đợi bố và mẹ đi cùng con đến trường và cung cấp cho con sự hỗ trợ và hướng dẫn cần thiết để con phát huy hết khả năng của mình trong lớp học.

Dĩ nhiên là không. Nhưng cha mẹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi dậy và duy trì động lực của trẻ. Bằng cách làm việc với tư cách là đối tác với nha trường, giáo viên va nhân viên nhà trường, phụ huynh có thể làm được nhiều điều để nâng cao động lực và thành tích của trẻ. Có một chân lý khôg thể chối cãi là: “Trách nhiệm đối với sự phát triển giáo dục của trẻ em là sự hợp tác giữa phụ huynh, nhân viên nhà trường và các thành viên cộng đồng”.

Thực tế là, việc thúc đẩy học sinh để có động lực học tập ngày nay là một nhiệm vụ khó khăn, một núi công việc đồ sộ và quá quan trọng nên không thể giao cho một người hay một nhóm người. Gia đình rất quan trọng nhưng la không đủ. Chỉ khi làm việc cùng nhau trên tinh thần hợp tác, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng trẻ em sẽ nỗ lực tối đa và phát huy hết tiềm năng của mình. Gần như mọi nghiên cứu lớn về hiệu quả của trường học được công bố trong những năm gần đây đều cho rằng sự tham gia của phụ huynh là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của các chương trình ở trường và sự tiến bộ của học sinh. Thực sự "cần cả một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ".

Khi bạn cảm thấy chán nản, bất lực thậm chí vô vọng về việc học của con (và chắc chắn con bạn cũng có cảm giác đó đối với bạn) ví dụ như con bạn mắc chứng rối loạn học tập, đó cũng là lúc con cân bạn nhất với tư cách la bố mẹ đồng thời là người ủng hộ vô điều kiện. Những thời điểm hay giai đoạn như thế đối với con bạn trường học là cuộc đấu tranh hàng ngày, còn lớp học là một vòng xoáy của thất bại, thất vọng, bối rối và hỗn loạn. Anh ấy (cô ấy) cần cha mẹ mình là nguồn sức mạnh và sự hỗ trợ. Không thể khiến anh ta cảm thấy rằng mình đang đơn độc khi phải đối mặt với những khó khăn hàng ngày. Anh ấy  phải tin rằng cha mẹ anh ấy là những người hâm mộ lớn nhất của anh ấy và hơn thế nữa, họ sẽ sẵn lòng và có thể hỗ trợ anh ấy một cách hiệu quả khi cuộc đấu tranh của chúng trở nên quá sức chịu đựng. Nếu không có sự hỗ trợ như vậy, đứa trẻ khó có thể dành thời gian và sức lực của mình cho việc học.

Thật không may, nhiều phụ huynh thấy rằng vai trò bảo vệ quyền lợi (biện hộ) này đặt họ vào thế bất lợi với nhân viên nhà trường. Có hai kiểu quan hệ mà cha mẹ thiết lập với nhà trường và giáo viên phổ biến là hoặc đối đâu hoặc quá quỵ lụy và phụ thuộc. Cả hai kiểu quan hệ đó đều khiến cho đứa trẻ bị kẹt giữa phụ huynh và giáo viên. Và từ sự thất bại trong việc thiết lập mối quan hệ đúng nghĩa như nó vốn phải là, đứa trẻ là đối tượng bị thiệt thòi nhiều nhất.

Phụ huynh và chủ nghĩa tiêu dùng (CONSUMERISM)

Nhiều phụ huynh cảm thấy họ bị cô lập khỏi hệ thống trường học của con mình và cảm thấy trường học không chào đón và chỉ miễn cưỡng chấp nhận sự tham gia của họ. Phụ huynh cần phát triển thái độ “khách hàng” đối với trường học. Dù con bạn học trường công hay trường tư thì bạn cũng là người chi trả (tiền mặt hoặc bạn là người nộp thuế) cho mối quan hệ này, tất nhiên bạn phải la khách hàng. Hơn nữa, bạn đang giao phó cho nhà trường món hàng quý giá nhất trong cuộc đời bạn—đó là con bạn. Vì vậy, bạn có quyền—và trách nhiệm —được tham gia vào trường học. Bạn có quyền đặt câu hỏi và được thông báo về sự tiến bộ và thành tích của con bạn. Bạn nên mong đợi rằng bạn sẽ được lắng nghe và ý kiến của bạn sẽ được xem xét nghiêm túc. Tương tự như vậy, giáo viên và các nhân viên khác của trường đều có quyền nhận được sự tôn trọng và thân ái như nhau. Nếu không có tinh thần hợp tác này, đứa trẻ khó có thể nhận ra sự tiến bộ và trưởng thành mà tất cả các bên mong muốn cho mình.

Tôi đã gặp nhiều bậc cha mẹ có quan điểm và từ đó có cách hành xử quá máy móc về vai trò “khách hàng” của mình. Tôi có bài viết về những kiểu phụ huynh mà giáo viên ghét nhất có đề cập đến type phụ huynh nyà. Với họ “khách hàng là thượng đế” nên họ có niềm tự hào hơi ngang ngược về mối quan hệ gây hấn mà họ đã phát triển với trường học của con mình. Một bà mẹ tự hào khoe: “Nhà trường khiếp sợ tôi. Khi tôi vào cửa trước, hiệu trưởng lẻn ra cửa sau ”.

Mặc dù ý định của người mẹ này có thể trong sáng nhưng hành vi của bà cuối cùng sẽ có tác động xấu đến con mình. Tôi sẽ nhắc cô ấy nhớ đến câu tục ngữ của người Châu Phi: Khi voi đánh nhau, cỏ bị giẫm đạp. hoặc “Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết bẹp”. Với một học sinh, nhà trường và gia đình, thế là hết một ngày. Nếu những người lớn xung quanh cuộc đời cậu bé đang tranh đấu thì chính đứa trẻ là người phải chịu đựng.

Như tôi đã đề cập trước đó, phụ huynh nên nhận thức rằng họ là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ do nhà trường cung cấp. Nhưng dịch vụ này rất đặc biệt, rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp, lập tức và lâu dài đối với tài sản quý giá nhất đời bạn. Và dịch vụ này cũng đòi hỏi người cung cấp không chỉ giỏi, chuyên nghiệp mà còn phải có cái tâm, cái tầm và tình cảm, những thứ không thể đo đếm một cách máy móc và càng khó để đánh giá. Vì thế bạn phải là một “khách hàng” đặc biệt, tuân thủ theo ““Chủ nghĩa tiêu dùng của cha mẹ”. Bằng cách thực hành các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa tiêu dùng hợp lý—bạn có thể xây dựng mối quan hệ với giá viên- người cung cấp dịch vụ một mối quan hệ phù hợp nhất để con bạn được giáo dục tốt nhất. Các nguyên tắc tiêu dùng được tóm tắt như sau:

Quy tắc tiêu dùng số 1—Chủ nghĩa tiêu dùng bao gồm sự hợp tác.

Một người tiêu dùng tốt nhận ra rằng chủ nghĩa tiêu dùng là một quá trình hợp tác lẫn nhau. Vì vậy, hãy đối xử tôn trọng với người khác: Bạn bắt được nhiều ong bằng mật hơn là bằng giấm.

Quy tắc tiêu dùng số 2—Nếu điều đó nghe có vẻ khó tin thì có lẽ là như vậy.

Nếu nhân viên nhà trường đưa ra những lời hứa, dự đoán hoặc cam kết có vẻ quá tham vọng, hãy yêu cầu làm rõ chi tiết.

Quy tắc tiêu dùng số 3—Nhận lời khuyên đúng đắn trước khi mua.

Bạn khó có thể mua một chiếc ô tô mới hoặc một thiết bị quan trọng mà không nghiên cứu trước các lựa chọn của mình và thảo luận về việc mua hàng với người khác. Và chuyện bạn chọn một dịch vụ giáo dục cho con bạn còn quan trọng gấp nghìn lần như thế vì vậy hãy nhận lời khuyên. (xem bài chọn trường cho con)

Nói chuyện với hàng xóm của bạn và cha mẹ của các bạn cùng lớp của con bạn để xin lời khuyên của họ về cách nhận được các dịch vụ và hỗ trợ phù hợp cho con bạn. Tạo mạng lưới chính thức và không chính thức giữa các bậc cha mẹ này. Tuy nhiên, hãy nhớ giữ cho những mạng lưới này luôn tích cực và mang tính xây dựng. Bất cứ khi nào phụ huynh cố gắng tạo ra một “chính phủ ngầm” trong hệ thống trường học, mối quan hệ giữa gia đình và trường học sẽ xấu đi nhanh chóng và đáng kể.

Quy tắc tiêu dùng số 4—Giữ lại biên lai, giấy bảo hành và sách hướng dẫn sử dụng.

Một người tiêu dùng tốt duy trì hồ sơ có trật tự và đầy đủ. Phụ huynh nên lưu giữ một tập tin gồm các thẻ báo cáo, đánh giá, ghi chú từ các cuộc họp, các cuộc điện thoại, e-mail ở trường, v.v. Nhà trường chắc chắn sẽ lưu giữ hồ sơ chi tiết về sự tiến bộ và thành tích của trẻ. Là người ủng hộ con mình, bạn cũng nên làm như vậy.

Quy tắc người tiêu dùng số 5—Không bao giờ ký một tài liệu hoặc hợp đồng mà bạn không hiểu đầy đủ.

Phụ huynh nên đọc kỹ bất kỳ tài liệu nào của trường cần có chữ ký của người giám hộ. Nếu bạn không hiểu bất kỳ phần nào của tài liệu, bạn có quyền yêu cầu giải thích và làm rõ.

Quy tắc tiêu dùng số 6—Đọc và làm theo hướng dẫn một cách cẩn thận.

Người tiêu dùng khôn ngoan biết rằng anh ta cũng giống như người bán, có nghĩa vụ và trách nhiệm trong giao dịch. Sản phẩm sẽ chỉ hoạt động hiệu quả nếu người tiêu dùng hoàn thành vai trò của mình bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn đi kèm sản phẩm.

Phụ huynh phải chắc chắn rằng họ đã hoàn thành phần việc đã thỏa thuận với nhà trường. Nếu mẹ đồng ý giúp con làm bài tập về nhà bằng cách kiểm tra bài tập của con hàng đêm thì điều quan trọng là mẹ phải hoàn thành trách nhiệm này.

Quy tắc tiêu dùng số 7—Quyết định xem bạn muốn gì (và số tiền bạn có thể chi tiêu) trước khi đi mua sắm.

Hầu hết các sai lầm khi mua hàng đều xảy ra khi người mua hàng bước vào cửa hàng mà không có mục đích cụ thể và mua sắm một cách bốc đồng. Luôn luôn, cô ấy sẽ mua những món đồ mà cô ấy không cần hoặc không đủ tiền mua. Một người tiêu dùng khôn ngoan sẽ đến cửa hàng để tìm kiếm một mặt hàng cụ thể ở một mức giá cụ thể. Bằng cách đó, cô ấy khó có thể khuất phục trước áp lực mua hoặc bán bốc đồng.

Khi một bậc cha mẹ khôn ngoan đến trường của con mình dự một cuộc họp, bà ấy nên biết—rất cụ thể—những gì mình dự định yêu cầu tại cuộc họp và những gì bà hy vọng kết quả của cuộc họp sẽ như thế nào.

Quy tắc người tiêu dùng số 8—Luôn biết các lựa chọn, quyền lợi của bạn và quy trình khiếu nại trong trường hợp sản phẩm bị lỗi hoặc không đạt yêu cầu.

Là người tiêu dùng thông thái về các dịch vụ giáo dục, phụ huynh phải luôn ý thức được quyền lợi của mình cũng như các quyền mà con mình được hưởng theo pháp luật. Biết hệ thống phân cấp nhân sự ở trường để bạn biết cách khiếu nại nếu bạn không đồng ý với một tình huống hoặc quyết định.

Quy tắc tiêu dùng số 9—Mọi người đều làm việc cho ai đó.

Bạn biết một người biết các quyền của mình với tư cách là người tiêu dùng khi bạn nghe anh ta nói: “Hãy để tôi nói chuyện với cấp trên trực tiếp của bạn”.

Giả sử bạn đang dùng bữa trong một nhà hàng và cực kỳ không hài lòng với chất lượng của bữa ăn. Bạn giải quyết vấn đề với người phục vụ, người này sẽ không (hoặc có lẽ không thể) làm bạn hài lòng. Đương nhiên, bạn yêu cầu được nói chuyện với cấp trên của anh ấy. Nếu người quản lý không thể xoa dịu bạn, hãy yêu cầu nói chuyện với người chủ.

Giáo viên của con bạn cũng là người đang làm việc cho ai đó, vì vậy nếu có vấn đề với giá viên mà không giải quyết được hoặc vượt quá thẩm quyền của họ,  hãy nói chuyện với người giám sát của giáo viên, sau đó là hiệu phó, rồi hiệu trưởng, rồi giám thị, v.v. Ở mỗi cấp độ, hãy thông báo cho người đó rằng bạn mong muốn giải quyết vấn đề ở cấp độ của họ và thông báo cho họ về kế hoạch của bạn khi bạn quyết định chuyển sang cấp độ tiếp theo. Đừng đe dọa hoặc hăm dọa. Chỉ cần thông báo cho anh ấy rằng bạn biết về các quyền và lựa chọn của mình.

Việc bỏ qua các cấp độ là không phù hợp (và phần lớn là không hiệu quả) (ví dụ: trực tiếp đưa mâu thuẫn với giáo viên đứng lớp lên hội đồng nhà trường). Thực hiện theo chuỗi mệnh lệnh.

Nguyên tắc tương tác với giáo viên và (hoặc) các thành viên của trường

Khi bạn cố gắng vận động và can thiệp thay mặt cho con mình, điều quan trọng là bạn phải thiết lập và duy trì mối quan hệ tích cực với giáo viên và các nhân viên hay quan chức khác trong trường. Hãy nhớ những hướng dẫn sau để tương tác hiệu quả giữa phụ huynh và các thành viên của trường:

- Không đồng ý mà không tỏ ra khó chịu. Tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác giữa gia đình và trường học.

- Sẵn sàng xin lỗi khi nào và nếu điều đó là thích hợp. Chấp nhận trách nhiệm về phần vấn đề hoặc giải pháp của bạn. Chọn trận đấu của bạn. Một số trận chiến không đáng để chiến đấu. Hãy tỏ ra thiện chí từ phía những người mà bạn không đồng ý.

- Những người biết suy xét và quan tâm có thể không đồng tình trong một số vấn đề. Cố gắng tập trung thảo luận vào sự kiện và dữ liệu chứ không phải vào ý kiến và cảm xúc.

- Hai phương pháp hiệu quả để phá vỡ thế bế tắc là thỏa hiệp và dùng thời gian dùng thử để xem liệu thỏa hiệp có hiệu quả hay không. (“Chúng ta sẽ gặp lại nhau để thảo luận về vấn đề này vào ngày 28.”)

- Thông thường, phụ huynh có thể có nhiều kiến thức về đặc điểm, khiếm khuyết hay khuyết tật của trẻ hơn giáo viên. Điều này có thể hiểu được vì cha mẹ đã tập trung nỗ lực tìm hiểu về vấn đề riêng của trẻ. Hãy chia sẻ kiến thức này một cách ân cần. Đừng sử dụng kiến thức vượt trội của bạn như một cách để làm người khác bối rối hay bẽ mặt.

Mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng là điều tối cần thiết để hợp tác thành công.

Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu và khảo sát đã được tiến hành để xác định những kỳ vọng mà giáo viên dành cho phụ huynh cũng như những kỳ vọng mà phụ huynh dành cho giáo viên. Luôn luôn, những nghiên cứu này đưa ra kết quả gần như giống hệt nhau. Điều quan trọng là những người lớn trong cuộc đời của trẻ phải có những kỳ vọng hợp lý đối với những người lớn khác tham gia vào mối quan hệ hợp tác giáo dục này. Hơn nữa, điều quan trọng là tất cả các bên phải hiểu được những kỳ vọng mà đối tác của họ đặt ra cho họ.

Mười điều mà cha mẹ mong muốn giáo viên làm

  • Nâng cao lòng tự trọng của trẻ
  • Đặt ra những kỳ vọng cao nhưng hợp lý cho trẻ
  • Cung cấp cho trẻ sự hỗ trợ và cấu trúc giúp trẻ đạt được những mục tiêu đó
  • Đảm bảo an toàn cho trẻ trong lớp; bảo vệ trẻ khỏi thương tích, sỉ nhục và bị từ chối
  • Xử lý hành vi một cách công bằng và nhất quán
  • Giao tiếp một cách trung thực và mở lòng với cha mẹ
  • Giao bài tập về nhà hiệu quả và phù hợp
  • Sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy để đáp ứng các phong cách học tập cá nhân
  • Quan tâm chân thành đến học sinh

Mười điều mà giáo viên mong muốn cha mẹ làm

  • Tham gia vào hành trình học tập của trẻ
  • Đặt ra một ví dụ tích cực cho trẻ
  • Hỗ trợ các quy định, chính sách, thủ tục và mục tiêu của trường - tránh vắng mặt không cần thiết
  • Hành động phòng ngừa - liên hệ với giáo viên khi vấn đề còn nhỏ và có thể quản lý, không chỉ khi xảy ra khủng hoảng
  • Thông báo cho trường về bất kỳ tình huống nào ở nhà có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của trẻ trong lớp học
  • Cung cấp cho trẻ vật liệu cần thiết để hoàn thành các bài tập về nhà
  • Hỗ trợ trẻ làm bài tập về nhà bằng cách cung cấp thời gian và nơi để học
  • Đối xử với nhân viên trường học với sự tôn trọng và phẩm giá
  • Khen ngợi, khuyến khích và hỗ trợ trẻ
  • Trở thành một thành viên tích cực và hỗ trợ cộng đồng trường học

Đó là những gợi ý mà phụ huynh có thể làm cho con khi con gặp khó khăn trường. Tất nhiên không có giải pháp nào hoàn toàn phù hợp với mọi hoàn cảnh và cũng không dễ gì để có thể thực hiện hoàn hảo nó, nhưng bạn có thể nỗ lực để làm và vì con, tương lai của con đó là những điều xứng đáng để làm.

 

Comments