Điều gì thúc đẩy con bạn học tập?

cậu bé chiến thắng


 Một cách thức thúc đẩy không phù hợp với tất cả trẻ em

“Điều răn số Một của bất kỳ xã hội văn minh nào là: Hãy để mọi người khác biệt.” —DAVID GRAYSON

Tất cả chúng ta, những người làm cha mẹ cũng như tất cả giáo viên đều mong muốn được nuôi- dạy những đứa trẻ có động lực. Câu hỏi đau đáu trong mỗi cha mẹ, giáo viên là làm thế nào để thúc đẩy một đứa trẻ học tập chăm chỉ và tự giác, để có thể thành công trong cuộc sống. Chúng ta đã dùng rất nhiều các biện pháp để khơi dậy, để thúc đẩy những đứa trẻ của chúng ta. Nhưng thưc tế, ít người trong chúng ta thành công. Điều đó có thể có nguyên nhân từ việc chúng ta không hiểu rõ về động lực. Chúng ta không thấu được động lực là gì? Động lực không là gì? Từ đó chúng ta dùng những cách như nhau để áp dụng với những đứa trẻ khác nhau hay nói cách khác đó là “Một kích thước để phù hợp cho tất cả”. Hầu hết chúng ta vẫn tin tưởng vào các công cụ như “khen, thưởng, hối lộ, trừng phạt hay tạo nên sự cạnh tranh bằng thi thố..” để tạo động lực cho con cái mặc dù những công cụ này đã được chứng minh là không hiệu quả thậm chí gây hại với hầu hết trẻ em. Vì lẽ đó thay vì thúc đẩy đứa trẻ học tập, chúng ta thậm chí còn làm thui chột, triệt tiêu động lực vốn có của chúng, để rồi trong cơn tuyệt vọng chúng ta buông xuôi với một câu cửa miệng: “đó là một đứa trẻ không có động lực” 

Nhà nghiên cứu tâm lý trứ danh Abraham Maslow, trong nghiên cứu tiên phong của mình về động lực con người đã chứng minh rằng mỗi người được thúc đẩy - ở những mức độ khác nhau - bởi một loạt các nhu cầu sinh lý, an toàn, an ninh và nhu cầu thuộc về. Lý thuyết này được biết đến rất rộng dãi và làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu khác về động lực. Trong thực tế, mỗi người có một nhóm động lực riêng có khả năng truyền cảm hứng và dẫn đến hành động. Kiểu động lực của bạn khác với kiểu của tôi; kiểu mẫu của tôi khác với kiểu mẫu của vợ tôi; và khuôn mẫu của cô ấy khác với khuôn mẫu của chị gái cô ấy. Trên thực tế, có gần như vô số sự kết hợp tồn tại. Mỗi đứa trẻ trong lớp học của bạn (và gia đình bạn) đều có những yếu tố thúc đẩy riêng biệt. Bạn sẽ không thể động viên tất cả con cái của bạn cũng như giáo viên không thể động viên toàn bộ học sinh của mình bằng cách sử dụng một phương pháp tạo động lực đơn độc.

Điều quan trọng cần lưu ý là động lực là một trong số ít khía cạnh tâm lý luôn nhất quán trong suốt cuộc đời. Khi trưởng thành, bạn chắc chắn được truyền cảm hứng từ chính những động lực đã truyền cảm hứng cho bạn khi còn nhỏ.

Ví dụ, tôi được thúc đẩy đáng kể bởi sự TỰ CHỦnhu cầu được tự chủ, tự ra quyết định và chịu trách nhiệm bởi quyết định của minh.  Quyền tự chủ là một trong những động lực quan trọng nhất của tôi. Tôi đã khá thành công khi làm một giảng viên kiêm quản lý giáo dục nhưng tôi đột ngột từ bỏ nó khi quyền tự chủ tương đối của tôi không còn được thực hiện. Tôi đã dồn nhiều tâm huyết vào các dự án mang tính cá nhân và âm thầm làm nó một mình và chịu những thất bại một mình. Khi tôi cần sự hỗ trợ, hướng dẫn hoặc lời khuyên liên quan đến một dự án, tôi tham khảo ý kiến của nhóm nhỏ những người tôi tin tưởng, những người có năng lực vượt trội so với tôi trong lĩnh vực đó, những người tạo nên hệ thống hỗ trợ của tôi. Bạn sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của tôi nếu xếp tôi vào một nhóm, hội hay ban bệ nào đó để cùng thực hiện những họa động mà ‘ủy ban” giao cho.

Sau khi suy ngẫm, tôi nhận ra rằng khi còn nhỏ tôi cũng có thiên hướng tự chủ. Tôi không thích tham gia các hoạt động tập thể, ở trong các hội, ban hay nhóm, những cái làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của tôi. Tôi chưa từng làm một chức vụ gì trong lớp, ít tham gia vào các hoạt động phong trào để thực hiện một kế hoạch của ai đó. Tôi thực sự bị căng thẳng khi phải chờ ai đó giao nhiệm vụ cho mình hôm nay và ngày mai lại phải chờ như thế..

Ngày nay, các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng có 8 động lực cơ bản truyền cảm hứng cho con người hành động và nỗ lực bền bỉ. Mỗi người chúng ta đều được truyền cảm hứng ở một mức độ nào đó bởi mỗi lực lượng này. Nhưng mức độ động lực của mỗi người trong số họ sẽ tạo ra một “hồ sơ động lực” dành riêng cho bạn. Sự mạnh, yếu và kết hợp với nhau của mỗi loại này tạo ra những “hồ sơ động lực” không thể hoàn toàn giống nhau ở mỗi cá nhân khác nhau.

8 động cơ là động lực thúc đẩy hành động

Tám động cơ là động lực thúc đẩy hành động đó là: 1. Tính hòa đồng (Nhu cầu thuộc về); 2. Tính tự chủ (Nhu cầu, mong muốn độc lập); 3. Địa vị, vị thế (Nhu cầu, mong muốn trở nên hay trở thành người quan trọng); 4.Tò mò (nhu cầu, mong muốn hiểu biết); 5. Hãnh tiến-hiếu chiến (nhu cầu, mong muốn khẳng định mình); 6. Quyền lực (nhu cầu, mong muốn kiểm soát); 7. Sự công nhận (Nhu cầu được thừa nhận, tôn vinh; 8. Sự liên kết (nhu cầu liên kết, kết nối, thuộc về)

Ở những phần tôi viết dưới đây, tôi sẽ định nghĩa và mô tả từng thuật ngữ trong 8 loại đó, và giải thích tác động của chúng đối với động lực. Và cũng để dễ hình dung và trực quan hơn, tôi sẽ lấy chính tôi làm ví dụ để phân tích và đánh giá. (tất nhiên là tự đánh giá mang tính cá nhân). Các bạn có thể thực hiện việc bộc lộ bản thân, suy nghĩ và có thể tạo nên hồ sơ động lực của riêng mình. Và điều quan trọng hơn hãy hồi tưởng, quan sát và tạo nên hồ sơ động lực của con bạn, cái sẽ là “data” quan trọng để làm nền tảng cho những cách thức đánh thức niềm say mê học tập của con bạn. Bạn cũng có thể trao đổi, chia sẻ với giáo viên của con để có thể hợp tác, cùng nhau thúc đẩy động lực học tập của con bạn.

Khi bạn đọc phần giải thích về từng động cơ thúc đẩy và phản hồi của tôi đối với chúng, hãy chuẩn bị để đánh giá bản thân trong mối tương quan với các động cơ đó. Điểm 10 sẽ cho thấy rằng bạn có động lực đáng kể trong lĩnh vực cụ thể đó; điểm 0 sẽ biểu thị rằng bạn có động lực tối thiểu; điểm 5 sẽ phản ánh rằng hạng mục này phần nào tạo động lực cho bạn.

1. TÍNH HÒA ĐỒNGNHU CẦU THUỘC VỀ

Đó là type người thích giao dungười này thường cảm thấy hạnh phúc nhất khi ở trong một đám đông, có nghĩa là họ thích được ở xung quanh nhiều người. Anh ấy thích công việc của ủy ban, của hội, của đoàn thể và không thích các dự án độc lập hoặc đơn độc. Anh ấy vừa là người tham gia vừa là người lãnh đạo và đầu tư nhiều nỗ lực vào việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với những người khác. Anh ta khởi xướng và duy trì những kết nối này một cách thận trọng. Tính hòa đồng có thể biểu hiện tích cực (nổi tiếng, thân thiện) hoặc tiêu cực (gia nhập băng nhóm, thách thức quyền lực).

Ví dụ khi tôi lập hồ sơ của tôi:

Mặc dù tôi trân trọng những mối quan hệ mà tôi có trong đời nhưng nhu cầu thuộc về của tôi vẫn được gia đình và một nhóm nhỏ bạn bè đáng tin cậy đáp ứng khá thỏa đáng. Tôi không có nhu cầu hay quan tâm đáng kể đến việc bổ sung mối quan hệ đó với nhiều nhóm người. Tôi không thích những địa điểm đông đúc và mặc dù tôi rất thích gặp gỡ những người mới nhưng tôi không đầu tư nhiều nỗ lực vào việc thiết lập các mối quan hệ hoặc thư từ liên tục với những người đi ngang qua con đường của tôi. Tôi đánh giá 3 điểm:

Hồ sơ của bạn thế nào? Của con bạn thế nào?

2. TÍNH TỰ CHỦ: NHU CẦU, MONG MUỐN ĐỘC LẬP

Người tự chủ tận hưởng các cơ hội làm việc độc lập trong các dự án. Không giống như người thích giao du, anh ấy không thích làm việc theo ban, hội, nhóm và được truyền cảm hứng nhiều nhất từ các dự án đơn độc, nơi kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu suất của anh ấy. Mói nôm na dân dã là type người “thành bại tại ta”. Những người này là những người ra quyết định và đầu tư công sức đáng kể vào việc đưa ra quyết định và sau đó thực hiện các quyết định đó. Mặc dù họ nhận ra, ngưỡng mộ và thừa nhận tài năng của người khác, nhưng họ sẽ đạt phong độ tốt nhất khi giải quyết một dự án một mình và luôn đưa nó đi đến một kết luận tích cực.

Ví dụ khi tôi lập hồ sơ của tôi:

Quyền tự chủ là một trong những động lực quan trọng nhất của tôi. Tôi đã dồn nhiều tâm huyết vào các dự án và có lịch sử tiếp cận và hoàn thành các dự án này một cách thành công. Khi tôi cần sự hỗ trợ, hướng dẫn hoặc lời khuyên liên quan đến một dự án, tôi tham khảo ý kiến của nhóm nhỏ nhưng tài năng đã nói ở trên, những người tạo nên hệ thống hỗ trợ của tôi. Bạn sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của tôi nếu xếp tôi vào một ủy ban, một nhóm hay những thứ đại loại như thế.

Khi tôi rời bỏ vị trí  quản lý tương đối độc lập của mình ở Khoa, nhiều người nghĩ đó là một quyết đinh sai lầm vì khó có công việc nào được trả lương cao như thế. Nhưng với tôi, việc phải chờ đợi người khác giao việc cho mình hằng ngày hoặc hàng tuần khiến tôi mệt mỏi và hết động lực, cái mà không có gì bù đắp được. Tôi đánh giá phần này của tôi 10 điểm:

Hồ sơ của bạn thế nào? Của con bạn thế nào?

3. VỊ THẾ, ĐỊA VỊNHU CẦU MONG MUỐN TRỞ NÊN LÀ NGƯỜI QUAN TRỌNG

Nhiều trẻ em và người lớn bị thúc đẩy bởi địa vị. Đối với những người này, lòng tự trọng của họ gắn chặt với ý kiến của người khác. Người có địa vị rất quan tâm đến quan điểm của người khác về thành tích và sự tiến bộ của họ. Người có địa vị luôn mong muốn làm hài lòng người khác và có thể cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích. Anh ấy rất quan tâm đến việc làm người khác thất vọng hoặc khó chịu.

Ví dụ khi tôi lập hồ sơ của tôi:

Giống như tất cả mọi người, tôi quan tâm đến cảm xúc, ý kiến và niềm tin của người khác. Tôi muốn làm hài lòng những người mà tôi tiếp xúc. Tuy nhiên, tôi khó có thể sửa đổi cảm xúc hoặc ý kiến của mình chỉ dựa trên ý kiến của người khác. Ví dụ: giả sử tôi ngồi viết bài này và rất hài lòng với nó. Một số người đọc nói với tôi rằng anh ấy không hài lòng với bài này. Mặc dù tôi sẽ cân nhắc ý kiến đóng góp của anh ấy nhưng không chắc là tôi sẽ lo lắng quá mức hoặc đánh giá ban đầu của tôi sẽ thay đổi đáng kể.

Ngược lại, nếu tôi cảm thấy nó không suôn sẻ khi viết xong nhưng chưa có cách nào hay hơn để viết nó và một số người nói với tôi rằng bài viết này là bài viết hay nhất cho đến nay, tôi sẽ biết ơn những nhận xét của anh ấy, nhưng một lần nữa, điều đó khó có thể thay đổi đánh giá ban đầu của tôi về bài viếtPhần này tôi đánh giá tôi: 3 điểm

Hồ sơ của bạn thế nào? Của con bạn thế nào?

4. TÍNH TÒ MÒNHU CẦU, MONG MUỐN HIỂU BIẾT

Người ham học hỏi có nhu cầu học hỏi và hiểu biết. Cô ấy cực kỳ tò mò và khao khát những thông tin mới. Sự tò mò này không chỉ giới hạn ở lĩnh vực chuyên môn hoặc sở thích của cô ấy; cô ấy thích tìm hiểu về hầu hết mọi chủ đề.

Người tò mò muốn có nhiều thông tin và đánh giá cao thông tin. Cô ấy cảm thấy không thoải mái nếu cô ấy tin rằng thông tin đó đang bị giữ kín và cô ấy quan tâm đến việc thu thập thông tin xã hội, cá nhân và nghề nghiệp về những người khác trong môi trường của mình. Cô liên tục đặt câu hỏi và thích nghiên cứu các chủ đề mà cô quan tâm một cách không chính thức. Chsinh vì thế, đôi lúc họ bị đánh giá là vô duyên và tọc mạch.

Trẻ em và người lớn ham học hỏi có khả năng và mong muốn liên hệ những trải nghiệm và thông tin mới với kiến thức của mình. Họ quan tâm đến cách thức và lý do của các quy tắc, thủ tục và bài học.

Ví dụ khi tôi lập hồ sơ của tôi:

Tôi có xu hướng rất tò mò, đặc biệt là về các chủ đề mà tôi rất quan tâm hoặc hữu ích. Tôi đọc ngấu nghiến các tạp chí giáo dục và mong muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực mình đã chọn.

Tuy nhiên, tôi tự cho mình điểm trung bình vì có rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu mà tôi không biết gì (ví dụ về kỹ thuật điện, công nghệ thông tin, kỹ thuật truyền thông quảng bá) và tôi có rất ít hoặc không có mong muốn nâng cao kiến thức của mình trong những lĩnh vực này. Tôi đánh giá tôi 6 điểm

Hồ sơ của bạn thế nào? Của con bạn thế nào?

5. HÃNH TIẾN- HIẾU CHIẾNNHU CẦU, MONG MUỐN KHẲNG ĐỊNH.

Nhu cầu gây hấn của một người không nhất thiết là tiêu cực hoặc gây rối. Sự hung hăng có thể được chuyển thành các hoạt động tích cực (lãnh đạo, tính cách quyết đoán) hoặc hành động tiêu cực (bắt nạt, đe dọa).

Những người hãnh tiến, hiếu chiến, độc đoán sẵn sàng (và thậm chí háo hức) đối đầu với sự bất công hoặc không công bằng. Những cuộc đối đầu này có thể phù hợp về mặt xã hội (tranh luận, đấu tranh vì quyền lợi, hoạt động chính trị) hoặc không phù hợp (thách thức gây rối, tranh chấp). Những người hãnh tiến, hung hăng quan tâm đến việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ và muốn cảm xúc cũng như ý kiến của họ được công nhận và đáp lại.

Ví dụ khi tôi lập hồ sơ của tôi:

Tôi rất không hiếu chiến trong hầu hết các hoàn cảnh và tình huống. Tôi lớn lên trong một gia đình có nhiều con gái và được dạy về sự nhường nhịn. Và do đó, tôi muốn tránh xung đột bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào có thể. Trong ba mươi năm qua, tôi đã đi du lịch nhiều nơi, lưu trú tại vô số khách sạn và ăn uống ở hàng trăm nhà hàng. Trong suốt ba thập kỷ qua, tôi chưa bao giờ từ chối một bữa ăn hay một ly rượu nào vì không vừa ý. Một lần nữa, tôi muốn tránh đối đầu hoặc xung đột bất cứ khi nào có thể.

Tất nhiên, có những lúc một người phải sẵn sàng và có thể đứng lên bảo vệ mình. Khi suy ngẫm về cuộc đời mình, tôi nhận ra rằng một số sai lầm nghiêm trọng nhất mà tôi đã mắc phải trong đời đều bắt nguồn từ việc tôi thiếu hung hăng. Ngay tại đây, lúc này, tôi vẫn ước mình có thể hung hăng hơn một chút, có lẽ kinh tế của tôi đã khác. Ở một mức độ nào đó, việc không hung hăng và hay tranh cãi là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng điều quan trọng là phải quyết đoán khi tình huống cho phép. Tôi đánh giá phần này tôi 2 điểm

Hồ sơ của bạn thế nào? Của con bạn thế nào?

6. QUYỀN LỰC: NHU CẦU, MONG MUỐN KIỂM SOÁT

Người có nhu cầu quyền lực mạnh mẽ quan tâm nhiều đến việc kiểm soát và gây ảnh hưởng. Đây không nên được coi là một đặc điểm tiêu cực mà chỉ là một kiểu thế giới quan nhất định. Điều thú vị là, những người tranh giành quyền lực có thể có lòng tự trọng rất mạnh mẽ hoặc rất yếu. Nhu cầu quyền lực của họ có thể bắt nguồn từ cảm giác tự tin và vượt trội, hoặc có thể bắt nguồn từ cảm giác bất lực và thấp kém. Những người bị thúc đẩy bởi quyền lực thích trách nhiệm và quyền hạn.

Ví dụ về hồ sơ của tôi.

Tôi coi quyền lực là phương tiện để đạt được mục đích chứ không phải là mục đích tự thân. Quyền lực cho phép một người có ảnh hưởng đáng kể trong tổ chức và nâng cao khả năng của một người để tạo ra những tác động và thay đổi có ý nghĩa. Mặc dù chưa từng giữ những quyền lực quá to lớn, tuy nhiên, tôi đã nắm giữ những vị trí có chút quyền lực đáng kể và tôi chưa bao giờ thấy quyền lực này có tác dụng đáp ứng hoặc thúc đẩy bản thân nó. Trên thực tế, với tư cách là một người quản lý tầm trung lâu năm của trường, tôi thấy rằng quyền lực không được kiểm soát là một gánh nặng lớn và rắc rối. Tôi có quyền thuê, sa thải, thăng chức và giáng chức nhân viên. Tôi có thể chấp nhận hoặc từ chối đơn đăng ký của sinh viên theo ý muốn của mình. Tôi không thích có quyền lực và ảnh hưởng đáng kể như vậy đối với cuộc sống của người khác.

Nhu cầu tự chủ của tôi phản ánh thực tế là tôi không thích khi người khác có quyền lực vô hạn đối với tôi; do đó, tôi không thích có sự kiểm soát lớn đối với người khác. Tôi đánh giá phần này tôi 2 điểm

Hồ sơ của bạn-

7. SỰ CÔNG NHẬN: NHU CẦU SỰ THỪA NHẬN

Mặc dù giáo viên thường cố gắng động viên học sinh bằng cách thưởng cho chúng - hoặc đe dọa chúng , nhưng rất ít người có động lực hoặc cảm hứng từ thất bại. Hầu hết mọi người đều bị thúc đẩy bởi nhu cầu được công nhận và thừa nhận những thành tựu và nỗ lực của họ.

Vào mỗi buổi tối trao giải Oscar, những người từng nhận giải Oscar luôn được hỏi họ cất giữ những bức tượng quý giá ở đâu. Thông thường, các diễn viên sẽ nói rằng họ đã xây một phòng riêng trong nhà mình, nơi giải thưởng được trưng bày một cách tôn kính và trang trọng. Vẫn còn những người khác sẽ nói rằng nó được sử dụng như một tấm chặn cửa trong phòng ngủ của con họ. Cũng như vậy, học sinh ngày này vẫn có em đóg khung giấy khen, treo đầy phòng hoặc làm tủ để huy chương các thể loại và cũng có em giấy khen cũng như các loại huy chương lập tức bị quẳng vào kho ngay sau khi nó được mang về. Các  nhân thuộc loại đầu tiên được thúc đẩy bởi sự công nhận; các cá nhân thuộc loại thứ hai thì không. Điều quan trọng là phải hiểu rằng những người bị thúc đẩy bởi sự công nhận không nhất thiết phải là những kẻ khoác lác, thường xuyên chải chuốt và cần được chú ý. Một số người đơn giản là có nhu cầu được công nhận lớn hơn những người khác.

Ví dụ hồ sơ của tôi

Có những lĩnh vực trong cuộc sống mà tôi thích được công nhận. Trong sự nghiệp giảng dạy của mình tôi vui khi được sự công nhận từ sinh viên và đồng nghiệp. Khi tôi viết bài trên blog, tôi vui mừng khi được nhều người đọc, đó là sự công nhận đối với tôi. Tuy nhiên, điểm công nhận của tôi bị giảm đi do tôi không tìm kiếm hoặc phấn đấu để được công nhận. Tôi không có tính cạnh tranh và sẽ không bao giờ tham gia vào một hoạt động chỉ nhằm mục đích nhận được sự công nhận. Tôi đánh giá phần này tôi 6 điểm

Hồ sơ của bạn-

8. SỰ LIÊN KẾT: NHU CẦU LIÊN KẾT VÀ THUỘC VỀ

Người liên kết có nhu cầu mạnh mẽ được kết nối với những người khác và với các tổ chức, phong trào và cơ quan. Những người này thu thập sức mạnh to lớn từ các mối quan hệ và họ có được cảm giác thân thuộc và bản sắc tuyệt vời từ những mối quan hệ này. Những đứa trẻ bị thúc đẩy bởi sự liên kết thường tìm kiếm sự chấp thuận và liên kết với giáo viên.

Như đã nêu ở đầu chương này, tôi có nhu cầu liên kết rất lớn. Đó cũng là lý do, động lực thúc đẩy tôi viết blog này và có dự định viết sách cho các ông bố bà mẹ trong cả nước. Phần này tôi đánh giá mình 9 điểm

Hồ sơ của bạn-

Mỗi đứa trẻ cần được thúc đẩy theo cách khác nhau, phụ thuộc vào hồ sơ động lực của chúng.

Bây giờ, hãy xem lại điểm số của bạn và so sánh chúng với điểm số của tôi. Liệu điểm số của chúng ta có giống nhau không? Khả năng rất cao là chúng không giống nhau. Tôi đã thực hiện bài tập này với khán giả gồm tám trăm người, và không có người tham gia nào có hồ sơ giống hệt với tôi. Hồ sơ của họ cũng không hoàn toàn khớp với bất kỳ ai khác trong khán giả. Như tôi đã nói trước đó, có gần như vô số biến số giữa và trong số tám lực lượng thúc đẩy: tính hòa đồng, liên kết, tò mò, quyền lực, thành tựu, quyết đoán, vị thế và tự lập.

Khái niệm này có ý nghĩa quan trọng đối với giáo viên và cha mẹ, và việc không hiểu và chấp nhận khái niệm này dẫn trực tiếp đến lỗi phổ biến nhất mà người lớn mắc phải khi cố gắng thúc đẩy trẻ em: Là người lớn, chúng ta cố gắng thúc đẩy trẻ em bằng cách áp dụng những nhu cầu thúc đẩy chúng ta. Đó cũng là sai lầm phổ biến nhất.

Không có lý do gì để tin rằng học sinh trong lớp hoặc trẻ em trong gia đình bạn sẽ được thúc đẩy bởi những động lực giống như bạn thấy truyền cảm hứng hoặc tiếp thêm sinh lực. Trên thực tế, khả năng bất kỳ đứa trẻ nào trong lớp của bạn có được động lực giống như bạn là rất nhỏ.

Đừng tỏ ra quá vui mừng hay ngược lại bi quan khi xác định được các yếu tố thúc đẩy con bạn khi hồ sơ động lực của con không như bạn muốn. Tất cả đếu có tính hai mặt của chúng và cũng không khả thi cũng như không nên gò ép. Quan trọng là bạn hiểu và phát huy điểm tốt, hạn chế mặt chưa tốt và có những can thiệp thúc đẩy phù hợp.

Vì vậy, nếu không có hồ sơ động lực của con mà bạn vẫn cứ tiến hành các hành động thức đẩy, tất nhiên kết quả của những nỗ lực đó tốt đẹp nhất cũng chỉ là “VÔ HẠI”, chắc có tác dụng gì, và còn lại rất nhiều trong số đó là có hại, thậm chí triệt tiêu động lực

Hãy thiết lập hồ sơ động lực của con bạn một cách hệ thống, khoa học và chi tiết nhất bởi đó là việc đáng để làm.

Comments