Không biết tự bao giờ, triết lý “dạy học dựa trên sự sợ hãi” dường như đã trở nên phổ biến và bám rễ vào cả hệ thống giáo dục ở ta, từ cấp quản lý giáo dục, nhà trường, giáo viên và phụ huynh. Chúng ta luôn mặc định trong đầu bởi một niềm tin hoang đường rằng, nỗi sợ hãi sẽ khiến cho đứa trẻ tập trung hơn, có động lực hơn, học tập nghiêm túc hơn và từ đó có thành tích cao hơn.
Chính vì lẽ đó, có thể thấy hệ thống giáo dục, các nhà trường, các
giáo viên đã dành rất nhiều công sức để tạo ra một môi trường tâm lý, một không
khí học tập đặc quánh nỗi sợ hãi và căng thẳng. Những cảnh báo về sự khó khăn
trước mỗi kỳ thi được thông tin liên tục trên các kênh truyền thông. Các trường
cấp 1 đưa ra các lời cảnh báo về sự khó khăn khi lên cấp 2. Các trường cấp 2 liên
tục đưa ra các tỷ lệ đậu- trượt vào cấp 3 công lập, tỉ lệ chọi, chỉ tiêu tuyển
sinh của các trường tốt. Và tất nhiên, các trường cấp 3 cảnh báo về sự khó khăn
khi thi đị học, nỗi tủi hổ khi thi trượt, tương lai bất định khi không thể học
tiếp đị học. Và các trường đại học cảnh báo về nguy cơ học lại, nguy cơ ra trường
trễ và nguy cơ thất nghiệp nếu không học hành tử tế. Với mỗi giáo viên, điều
khiến họ cảm thấy hãnh diện, điều tạo nên thương hiệu, thước đo sự mẫn cán của
họ là: “học trò sợ tôi lắm”. Vì lẽ đó họ cũng nghĩ ra nhiều cách để khiến cho học
trò sợ hãi kể cả khi họ có mặt trực tiếp hay không. Có thể nói, 16-18 năm ngồi
trên ghế nhà trường là từng đó năm một đứa trẻ, một vị thành niên, một thanh niên phải ướp mình trong một bầu không khí đầy lo lắng và sợ hãi. Và nếu như phụ
huynh cũng vậy, cùng theo triết lý đó, môi trường gia đinh cũng đầy ắp sự đe dọa
và sợ hãi do cha mẹ tạo ra thì kết cục, hơn 20 năm đẹp nhất cuộc đời của một con
người có thể tóm tắt bằng 2 từ: Sợ hãi.
Nhà trường, giáo viên tạo ra nỗi sợ như thế nào?
Để kích thích sự tập trung và tạo động lực cho học sinh, nhà trường
đã tạo ra một khoảng thời gian đặc biệt, giờ “truy bài”. Đó là khoảng thời gian
trước mỗi buổi học sáng và chiều, trước khi vào tiết học chính thức. Để chuẩn bị
cho hoạt đông “kiểm tra miệng” của mỗi tiết học. Đối với học sinh cấp 2, đó là
khoảng thời gian cực căng thẳng khi trước mắt họ là 5 tiết học kéo dài mà ở mỗi
tiết, rất có thể họ sẽ bị gọi lên bảng để kiểm tra những kiến thức cũ đã học buổi
trước. Họ phải trả lời thuộc lòng, trôi chảy trước cô và toàn thể cả lớp nếu không
muốn bị ê mặt hoặc nghe những lời khiển trách, thậm chí hạ thấp nhân phẩm từ giáo
viên. Thật căng thẳng khi không biết nên ôn lại phần nào, nội dung nào và môn nào
trong 4-5 môn sắp tới trong khoảng thời gian 10-15 phút ngắn ngủi này.
Có những giáo viên cảm thấy rằng họ phải tạo ra một môi trường đầy
sợ hãi để thành công. Những giáo viên này có chủ đích tốt trong cách tiếp cận của
họ, ở chỗ họ được thúc đẩy bởi mong muốn trở nên hiệu quả nhất có thể. Họ thực
sự tin rằng sợ hãi là một thành phần cần thiết để học tập thành công.
Và họ tạo ra sợ sợ hãi đó bằng nhiều cách, tước tiên là bằng cách
kiểm tra miệng. Thông thường sẽ là đầu giờ mỗi tiết, họ sẽ dùng khả năng quan sát
của mình để tìm ra những học sinh có vẻ như chưa chuẩn bi tốt nhất để kiểm tra.
Buổi kiểm tra được gọi là thành công là sẽ có học sinh phải cúi đầu công nhận họ
chưa thực sự đủ nỗ lực, sẽ có một nhân vật cụ thể để giáo viên nhắc nhở cả lớp cần
phải cố gắng hơn nữa. Bên cạnh đó, giáo viên cũng sẽ gửi thông điệp đến những
người còn lại rằng, nếu không tập trung, họ cũng sẽ trở thành vật tế thần như vậy.
Đôi khi, giáo viên không kiểm tra miệng ngay đầu giờ học, họ nói sẽ kiểm tra bất
kỳ khi nào họ muốn, và như vậy, học sinh sẽ thấp thỏm như những người đợi để được
đưa lên đoạn đầu đài. Ngoài ra, họ cũng có thể tạo ra nỗi sợ hãi ở mỗi khi trả bài
kiểm tra với những cá nhân cụ thể được nêu tên vì làm bài kém. Họ cũng có thể tạo
nên nỗi sợ hãi khi bất chợt gọi lên bảng hoặc buộc học sinh đứng lên trả lời những
câu mà họ biết chắc chắn học sinh sẽ không thể trả lời hoặc trả lời sai khi phát
hiện có học sinh nào đó lơ đãng trong lớp học. sự bẽ bàng sẽ là một cú tát khiến
học sinh đó tập trung hơn. Giáo viên cùng
nhà trường còn tạo ra sự sợ hãi cực điểm vào cuối mỗi học kỳ hay năm học bằng hệ
thống khen thưởng và trừng phạt. Tất nhiên trừng phạt tạo nên sự sợ hãi, nhưng
khen thưởng cũng không là ngoại lệ. Hầu hết học sinh hiện nay không vui mừng
hay tự hào về giấy khen, mà nó chỉ đơn giản là trút bỏ được gánh rằng mình sẽ
không là thiểu số bị kỳ thị vì không được khen.
Cha mẹ tạo nên sự sợ hãi học tập tại gia đình như thế nào?
Thật không may, rất rất nhiều phụ huynh cũng đồng tình với nhà
trường và giáo viên rằng sợ hãi là một công cụ đắc lực giúp trẻ có động lực và tập
trung học tập. Và chúng ta, những bậc cha mẹ làm rất tốt việc này. Chúng ta đánh
giá cao những giáo viên “nghiêm khắc”. Chúng ta biến mỗi buổi tối thành những
cuộc chiến về bài tập về nhà. Chúng ta tạo sự sợ hãi bằng cách bắt ép trẻ học.
Chúng ta tạo sự sợ hãi bằng cách tước đoạn quyền tự quyết của trẻ về việc học. Chúng ta đặt
ra các kỳ vọng vô lý cho trẻ về việc học. Chúng ta liên tục so sánh trẻ với những
đứa trẻ khác. Chúng ta luôn vẽ ra những viễn cảnh đáng sợ về tương lai nếu như
trẻ không nghe lời chúng ta bây giờ
Tác động thực sự của sợ hãi đến việc học
Phần lớn các giáo viên, những người cố tình tạo ra sự sợ hãi
trong lớp học vì họ tin rằng bầu không khí như vậy sẽ truyền cảm hứng cho thành
tích học tập. Nhưng phải không?
Hãy xem xét tác động của nỗi sợ đối với việc học. Khi chúng ta cảm
thấy bị đe dọa và cảm thấy sợ hãi, chúng ta chuyển sang chế độ sinh tồn. Lúc đó,
thay vì vỏ não trước trán hoạt động thì vùng não dưới sẽ phát huy hức năng của
nó hay nói cách khác, thay vì phản hồi, học sinh phản ứng. Học sinh ít có khả
năng học hiệu quả hơn vì trọng tâm chính của họ là tự bảo vệ. Như các sinh viên
đã nói với tôi, một ngày tốt lành trong lớp học của các giáo viên “nghiêm khắc
và đáng sợ” được xác định bởi khả năng “tàng hình” của một người. "thật may mắn, hôm nay thầy không thấy mình!"
Sợ hãi kích hoạt cơ chế chiến đấu hoặc bỏ chạy nổi tiếng. Quá
trình sinh lý tự chủ này gửi một lượng máu giàu oxy đến các chi lớn để chúng ta
sẵn sàng chiến đấu hoặc chạy trốn. Bởi vì chúng ta có một lượng máu hữu hạn,
lưu lượng máu đến cánh tay và chân tăng lên dẫn đến giảm lưu lượng máu
tương ứng ở các khu vực khác—cụ thể là não. Nói về mặt sinh lý, học sinh trong
một môi trường được đặc trưng bởi sự sợ hãi không thể suy nghĩ hiệu quả và học
hỏi nhiều như những học sinh ở trong một môi trường cảm thấy an toàn và yên
tâm.
Ngay cả những người trầm tĩnh nhất, đáp ứng với sự sợ hãi tốt nhất
thì khi sợ hãi họ cũng chỉ cố gắng tư duy làm sao để thoát khỏi nó, nói cách khác
học sinh sẽ cố gắng tìm ra cách để thoát khỏi nỗi sợ, họ lựa chọn giải pháp an
toàn, ít sai sót để đảm bảo sự an toàn về tâm lý chứ không còn trí não đâu để tìm
tòi, sáng tạo hay thử nghiệm cái mới
Erik Jensen một nhà nghiên cứu thần kinh trong giáo dục đã tuyên
bố, “Hãy bắt đầu bằng cách loại bỏ các mối đe dọa khỏi môi trường học tập. Cho
dù bạn có hào hứng thế nào về việc mang lại những điều tích cực cho môi trường,
trước tiên hãy loại bỏ những điều tiêu cực. Không có bằng chứng nào cho
thấy đe dọa là một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu học tập dài hạn”
Một trong những “công cụ” mà nhiều giáo viên sử dụng để tạo nên sự sợ hãi và thu hút sự chú ý của học sinh là dùng châm biếm và mỉa mai. Những giáo viên này có lẽ tin rằng lời mỉa mai của họ “không có hại gì” và cần thiết để thu hút sự chú ý của học sinh. Nhưng sự châm biếm ảnh hưởng đến cảm giác an lành và tự tin của học sinh. Một số học sinh sẽ cố gắng “đòi lại công bằng” bằng cách gây rối lớp học và can thiệp vào quá trình học tập. Những người khác sẽ lặng lẽ thu mình và chán nản. Dù theo cách nào, việc dạy và học hiệu quả đều bị tổn thất do việc sử dụng châm biếm.
Việc học có thể là một quá trình đáng sợ. Bất cứ khi nào chúng ta đối mặt với thách thức của việc tiếp thu kiến thức mới hoặc phát triển kỹ năng mới, chúng ta làm cho bản thân mình trở nên dễ bị tổn thương. Chúng ta đang di chuyển từ một nơi có năng lực đến một lãnh thổ chưa được khám phá. Là người lớn, chúng ta rất nhận thức được việc rời khỏi vùng an toàn của mình là khó khăn như thế nào. Nếu chúng ta muốn học sinh của mình mở lòng đón nhận kiến thức mới và dám tự làm mình dễ bị tổn thương, chúng ta phải loại bỏ sợ hãi và sự châm biếm khỏi lớp học và trường học của chúng ta.
Là cha mẹ, chúng ta không kỳ vọng mình có thể thay đổi được hệ
thống giáo dục, phong cách của giáo viên (dù trên lý thuyết chúng ta có thể làm
được điều này, nhưng ở nước ta e rằng điều đó khó khả thi). Ngay cả khi có thể đợi
được đến ngày đó chúng ta cần loại bỏ nỗi sợ hãi ra khỏi môi trường học tập tại
nhà của con mình. Hãy dừng lại việc ép con học, dừng lại những kỳ vọng vô lý, dừng
lại việc so sánh, từ bỏ công cụ thưởng phạt dựa trên thành tích và trao lại quyền tự quyết cho con.
Có môt thực tế khó có thể chối cãi là: Giáo viên có thể dạy,
huấn luyện viên có thể huấn luyện, cố vấn học tập có thế hướng dẫn, phác thảo
các yêu cầu, lập ra các kế hoạch học tập và mục tiêu cụ thể cho việc học cho
con bạn, và hầu hết họ làm tốt hơn bạn. Nhưng có một điều mà chỉ cha mẹ mới có
thể làm: yêu thương con mình vô điều kiện và cung cấp cho chúng một chỗ dựa an
toàn ở nhà. Đối với những đứa trẻ bị căng thẳng ở trường hoặc trong những lĩnh
vực khác của cuộc sống như mói quan hệ với bạn bè, khó khăn trong hòa nhập, nhà
nên là nơi trú ẩn an toàn, một nơi để nghỉ ngơi và hồi phục. Khi những đứa trẻ
cảm thấy rằng chúng được yêu thương sâu sắc ngay cả khi chúng đang gặp khó
khăn, điều đó sẽ hình thành khả năng phục hồi. Tranh cãi, mắng mỏ, chiến đấu
với con bạn về các deadline và các vấn đề về bài tập về nhà, về thành tích,
khiến căng thẳng ở trường bắt nguồn từ gia đình. Để biết bạn có đáng sợ trước con hay không, hãy kiểm tra ngôn ngữ
bạn sử dụng với con. “Nếu bạn không làm tốt bài kiểm tra sắp tới, bạn có nguy
cơ bị trượt” có thể chuyển thành “Bằng cách làm tốt bài kiểm tra sắp tới, bạn
có thể đạt điểm cao hơn.” Cả hai câu đều đúng, nhưng một câu khiến con bạn lo lắng
xuống tinh thần bằng cách sử dụng ngôn ngữ của sự sợ hãi, trong khi câu thứ hai
khuyến khích con bằng cách nhấn mạnh khả năng đạt được kết quả tích cực. Thay
vì nuôi dưỡng một môi trường sợ hãi, hãy xây dựng một nền văn hóa thành công.
Thông qua ba thông điệp chính sau đây, được trình bày rõ ràng bởi Saphier và
Gower đó là:1) Cái này quan trọng. 2) Con có thể làm được. 3) Bố mẹ sẽ không từ
bỏ con. Đừng nhầm lẫn nỗi sợ hãi với sự
tôn trọng lành mạnh đối với quyền lực. Điều quan trọng là con phải tôn trọng bạn
và uy quyền của bạn, nhưng họ không cần phải sợ bạn. Hãy đặt mình vào vị trí của
con bằng cách thường xuyên học hỏi những điều mới. Học chơi một loại nhạc cụ. Học
ngoại ngữ. Cố ý đặt mình vào tình huống mà bạn kém kỹ năng hơn và bạn phải đáp ứng
các tiêu chuẩn do bên ngoài áp đặt. Khi cha mẹ thấy mình bị người khác đánh giá
trong những hoàn cảnh mà họ cảm thấy không đủ năng lực, họ có thể hiểu rõ hơn
chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương như thế nào khi được yêu cầu học một điều gì
đó mới và nỗi sợ hãi có sức tàn phá như thế nào đối với quá trình học tập.Trên
tất cả, hãy nhớ rằng tất cả việc học mới đòi hỏi học sinh trở nên dễ bị tổn
thương và chấp nhận rủi ro khi bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Khi con bạn
sợ hãi, họ tập trung vào việc tự vệ mình hơn là tiếp thu kiến thức mới và phát
triển các kỹ năng mới. Bằng cách loại bỏ nỗi sợ hãi khỏi lớp học, bạn khuyến
khích học sinh của mình chấp nhận rủi ro và học hỏi nhiều hơn.
Comments
Post a Comment
Hãy để lại ý kiến của bạn tại đây