Giảm thiểu sự ép buộc để mở khóa niềm hăng say học tập của con bạn

lớp học nghiêm túc quá mức

 

Nền giáo dục dựa trên sự ép buộc.

Một cách tự nhiên con người được thúc đẩy để trở nên tự chủ và tự quyết định. Chúng ta tự nhiên sẽ phản kháng khi người khác cố gắng kiểm soát chúng ta quá mức. Tuy nhiên, về bản chất, các trường học là những tổ chức ép buộc. Lịch trình được xác định một cách cứng nhắc, từ thời gian của các tiết học cho đến thời gian của năm học. Học sinh được yêu cầu phải học những gì và phải thành thạo những kỹ năng gì từ khi họ bắt đầu đi học mẫu giáo. Trong môi trường như vậy, sự ép buộc là phổ biến. Sự thúc đẩy tự nhiên để trở nên tự chủ dẫn đến việc học sinh phản kháng sự ép buộc. Những giáo viên dựa vào sự ép buộc để có thể có lớp học với ít sự xao nhãng, mất tập trung, nhưng học sinh cũng sẽ có ít hứng thú trong việc làm công việc chất lượng cao. Phương thuốc duy nhất hiệu quả là cung cấp càng nhiều lựa chọn càng tốt trong khi làm việc trong một cấu trúc được xác định rõ ràng.

Trong bài trước chúng tôi đã đề cập đến việc ép buộc và cưỡng bức trong học tập với những hình thức phổ biến như: kéo dài thời gian học; tăng nội dung học; lặp lại quá nhiều lần 1 nội dung học; học những nội dụng vượt quá khả năng hiện tại của học sinh (xem bài: bạn có ép con học không?) và những hậu quả của nó trong việc học của học sinh. Việc ép buộc học tập gây mất ý nghĩa của việc học, giảm hứng thú của hcọ sinh với việc học, làm méo mó tâm lý của học sinh. Và cụ thể, ít nhất là 24 hậu quả của ép học đã được xác định (xem bài: ép con học và 24 hậu quả lâu dài). Trong bài này, chúng tôi muốn đề cập đến hình thức ép buộc khác trong học tập và cách để giảm thiểu nó từ đó mở khóa cho niềm say mê học tập tự nhiên của học sinh.

Với mỗi trường, mỗi tổ chức giáo dục và mỗi giáo viên hiện nay họ dường như đã được thấm nhuần triết lý giáo dục dựa trên tính tổ chức chặt chẽ. Họ tự hào về tính tổ chức cao của cơ sở mình và của lớp học, tiết học của mình. Theo họ, tổ chức có lẽ là rào cản lớn nhất đối với học sinh cấp một, cấp hai. Họ tin rằng hầu hết các em đều có trí thông minh để thành công, nhưng tính thiếu tổ chức khiến trẻ xao nhãng, mất tập trung, thiếu động lực dẫn đến thành tích không cao, đặc biệt là ở cấp trường tiểu học. Do đó, khung cảnh đã trở nên quen thuộc và thậm chí là chuẩn mực ở các lớp tiểu học, thậm chí là lớp 1, đó là sự quy củ, im ắng, học sinh ngồi nghiêm ngắn, ít di chuyển, không ngó nghiêng, không trò chuyện và chỉ phát biểu khi được chỉ định. Ở trường cấp hai, tính tổ chức được đẩy lên cao hơn với nhiều giáo viên hơn, nhiều phong cách khác nhau và cách tiếp cận khác nhau, nhưng cái chung chính là tính tổ chức và sự “nghiêm nghị”. Họ tin rằng, những giáo viên cho phép quá nhiều tự do cho học sinh cấp hai sẽ khiến chúng có khuynh hướng vô tổ chức.” Giáo viên muốn giúp học sinh phát triển tinh thần trách nhiệm. Quá nhiều trẻ em ngày nay thiếu tinh thần trách nhiệm cần thiết để thành công khi trưởng thành. Cung cấp cho trẻ em một tập hợp những điều không thể thương lượng một cách tử tế nhưng chắc chắn sẽ chuẩn bị cho chúng thành công trong thế giới thực sau này.” Và họ làm điều đó bằng cách thúc đẩy học sinh của mình và đảm bảo rằng chúng hoàn thành tất cả các bài tập được giao. Và theo đúng như khuôn mẫu, cách thức, quy trình, hạn định mà giáo viên đã đưa ra một các cứng nhắc.

Và bằng triết lý đó học sinh của chúng ta được yêu cầu học thuộc những sự kiện lịch sử và ý nghĩa của chúng như trong sách. Họ cũng bị bắt buộc học thuộc những “cảm nhận về tác phẩm văn học” như những người nào đó đã cảm nhận và in trong sách, chỉ những cảm nhận đó mới là chính xác. Họ cũng được cảnh báo rằng những “dạng bài toán này, phải làm thế các bước như thế này” và việc của học sinh là phải nhớ nó, chứ không phải là mày mò những các này cách khác để tìm ra kết quả…

Hầu hết các giáo viên đều nghĩ rằng, thât ngây thơ tin rằng học sinh sẽ tự mình đưa ra quyết định sáng suốt và cho họ quyền lựa chọn. Và rằng học sinh chỉ làm việc chăm chỉ khi chúng tôi khiến họ làm việc. Mặc dù có thể có một vài sinh viên có động cơ bên trong, nhưng đại đa số sẽ làm càng ít càng tốt. Trách nhiệm của tôi là khiến họ làm càng nhiều việc càng tốt. Bất cứ điều gì ít hơn sẽ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà học sinh của chúng ta đáng được hưởng.”

Hiệu quả của ép buộc trong học tập là gì?

Giới hạn của sự ép buộc là sự tuân thủ. Khi học sinh được gò vào những khuôn mẫu như vậy trong một môi trường có tính tổ chức cao, hầu hết họ đều hoàn thành công việc của mình. Kết quả này khiến giáo viên hài lòng, nhà trường hài lòng và cha mẹ yên tâm. Nhưng tất cả chỉ có thế và không có gì hơn thế được tạo ra. Có hai dạng học sinh điển hình được sinh ra từ triết lý này, đó là: Dạng 1: Những học sinh tuân thủ không bao giờ được truyền cảm hứng. Trường học và học tập chắc chắn không thú vị đối với những đứa trẻ như vậy. Giáo viên hy vọng truyền cảm hứng cho học sinh của mình cần họ trở nên hào hứng với việc học. Những học sinh thường xuyên bị ép buộc thường sẽ làm những gì cần thiết nhưng sẽ không bao giờ làm nhiều hơn thế.

Dạng 2: ít điển hình hơn, đó là những trẻ đôi khi hoặc thỉnh thoảng không tuân thủ. Đó là những đứa trẻ bị thúc đẩy bởi nhu cầu được tự chủ đến mức chúng thậm chí sẽ hy sinh điểm tốt để được tự quyết định. Đó là những đứa trẻ tự nhận mình là người đủ hiểu biết để xác định những nhiệm vụ nào anh ấy có thể bỏ qua, nhiệm vụ nào họ sẽ thực hiện và họ thực hiện theo cách cua họ, thậm chí chấp nhận thất bại (và hậu quả của nó) để giữ quyền kiểm soát cuộc sống của mình.

Đó là khi họ từ chối một bài văn mẫu để viết theo cảm nghĩ của mình. Họ từ chối học thuộc những sự kiện lịch sử và ý nghĩa mà sách vở áp cho nó, Họ từ chối học thuộc các dạng mẫu toán theo kiểu của giáo viên để tự tìm lời giải theo cách của họ, hoặc thậm chí họ chỉ giả vờ học những nội dung mà họ cho rằng không có ý nghĩa gì với họ cả. Tất nhiên, những học sinh này sẽ là mối lo ngại của giáo viên và phụ huynh với cái nhãn: học sinh không hư nhưng cá biệt.

Nhiều giáo viên lầm tưởng rằng học sinh không có động lực. Họ đã nhầm. Giống như tất cả chúng ta, học sinh được thúc đẩy từ bên trong, nhưng không nhất thiết phải theo cách chúng ta mong muốn. Đôi khi, động lực để chứng minh rằng anh ấy chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình thể hiện ở việc anh ấy từ chối thực hiện các nhiệm vụ mà anh ấy tin rằng không quan trọng lắm. Vào những thời điểm khác, anh ấy có động lực để đạt được điểm đậu giúp anh ấy không phải học hè hoặc học lại khóa học, vì vậy anh ấy tuân theo yêu cầu của giáo viên. Đây đều là những ví dụ về động cơ bên trong—nhưng không phải là kiểu mà giáo viên thường đang tìm kiếm.

Những giáo viên tuyệt vời truyền cảm hứng để học sinh có động lực học tập và thể hiện hết khả năng của mình. Giáo viên sẽ không thành công trong việc truyền cảm hứng cho học sinh của mình bằng cách dựa vào sự ép buộc. Đã có đủ sự ép buộc trong trường học, bao gồm bắt buộc đi học, số ngày học tối thiểu, số giờ đi học tối thiểu, yêu cầu của khóa học để tốt nghiệp và ngày càng nhiều bài kiểm tra nguy hiểm phải vượt qua để được thăng chức hoặc tốt nghiệp. Sự ép buộc là kẻ thù của chất lượng. Các giáo viên truyền cảm hứng loại bỏ mọi sự ép buộc không cần thiết trong nỗ lực khuyến khích thành tích học tập và niềm yêu thích học tập ở học sinh của họ.

Cha mẹ nên làm gì?

Bởi vì sự ép buộc sẽ luôn là một phần của bối cảnh giáo dục, hãy cân bằng nó với càng nhiều sự lựa chọn càng tốt. Với tư cách là cha mẹ, chúng ta có thể hy vọng vào sự thay đổi của hệ thống và triết lý giáo dục ít sự cứng nhắc hơn, nhưng chúng ta không thể chờ đợi điều đó. Chúng ta cần hành động để chí ít, có thể giảm thiểu áp lực của sự ép buộc về học tập trong ngôi nhà của mình.

- Đừng quá cầu toàn và đặt ra những kỳ vọng rằng con bạn phải là học sinh giỏi toàn diện, hoặc xuất sắc ở mọi môn học như giáo viên yêu cầu. Hơn ai hết cha me cần biết và cần hiểu con mình. Không phải đứa trẻ nào cũng yêu thích mọi thứ mà cha mẹ thích hoặc cảm thấy quan trọng những thứ mà giáo viên cho là quan trọng. Đối với những lĩnh vực như vậy bạn nên chấp nhận rằng sẽ khả dĩ hơn nếu đặt ra mục tiêu là con bạn chỉ cần hoàn thành nó ở mức trung bình. Hãy cho con quyền lựa chọn dồn lực vào những gì mà nó thích và bạn thấy rằng con có khả năng.

- Đừng quá coi trọng thành tích, thay vào đó hãy coi trọng quá trình. Ngay cả khi con bạn không đạt được kết quả tốt một bài văn vì chúng không làm theo khuôn mẫu của giáo viên cũng đừng vội khiển trách hoặc làm con nản chí, bởi chắc chắn ử lớp con đã bị khiển trách rồi. Hãy khen ngợi những nỗ lực và khuyến khích khả năng tìm tòi, sáng tạo và tính độc lập của con, đó mới là cái cần thiết cho thành công bền vững trong hoạc tập và cuộc sống.

- Có một ranh giới mong manh giữa việc học tập có quy củ, tổ chức và việc ép buộc học tập tại nhà. Các cha mẹ hiệu quả là người thiêt lập và cung cấp đủ một môi trường học tập có cấu trúc nhưng cũng đủ linh hoạt để học sinh của họ thành công trong một môi trường giảm thiểu sự ép buộc và cho phép học sinh lựa chọn.

- Cho con của bạn nhiều tự do nhất có thể để quản lý một cách có trách nhiệm. Hãy trung thực với con của bạn, nói với chúng rằng bạn sẽ cho chúng nhiều lựa chọn và tự do nhất có thể trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn giáo dục của lớp học. Hãy cho họ biết rằng sẽ có những lúc không có tùy chọn nào được cung cấp và bạn sẽ yêu cầu họ làm theo “cách của bạn”. Những sinh viên có đủ tự do và lựa chọn hiếm khi càu nhàu khi họ không được sử dụng sự tự do đó trong một số các tình huống hoặc lĩnh vực cụ thể.

- Cung cấp nhiều lựa chọn nhất có thể mà không làm mất quyền lực của bạn hoặc mục tiêu giáo dục của bài học của bạn. Cho phép con bạn tự tạo ra các bài tập hoặc hoạt động thay thế của riêng họ cho bất kỳ bài tập nào miễn là sự thay thế họ tạo ra đáp ứng cùng một mục tiêu giáo dục như bài tập do giáo viên tạo ra. Việc đơn giản là học sinh có một lựa chọn đã loại bỏ sự ép buộc khỏi tình huống.

- Cho phép con tham gia, thậm chí đóng vai trò lớn khi phát triển các nguyên tắc, nội quy, giớ hạn và thói quen học tập tại nhà. Cho chúng cảm giác kiểm soát được phần này của ngày học sẽ dẫn đến ít vấn đề kỷ luật hơn và chấp nhận các quy tắc bạn đưa ra nhiều hơn.


Comments