Chúng ta muốn làm bạn với con
Đôi khi sự trì hoãn hoặc bỏ qua kỷ luật con bắt
nguồn từ mong muốn có vẻ như rất chính đáng của cha mẹ: Muốn làm bạn với con.
Rất nhiều cuốn sách, rất nhiều lời khuyên dụ dỗ bạn “hãy làm bạn với con”. Và
theo cách hiểu đơn sơ nhất, bạn tránh thi hành kỷ luật với con để làm bạn với
chúng. Và kỷ luật, cây cầu dẫn đến tự chủ, trưởng thành, thành tựu sau này bị
đánh đổi bằng một tình bạn hời hợt. Nếu đây là vấn đề bạn đang mắc phải,
hãy nhắc nhở bản thân về hai điều sau: 1) con bạn có rất nhiều bạn bè nhưng sự
hướng dẫn yêu thương thì không, và 2) sẽ có thời gian để xây dựng tình bạn
trong mối quan hệ của bạn khi con bạn lớn. Bây giờ con cần bạn với tư cách
cha mẹ cùng sự hướng dẫn của bạn trong tình yêu vô điều kiện.
Chúng ta muốn hòa bình
Nếu bạn có một đứa con hung hăng, nóng nảy, quá
nhạy cảm- nhút nhát, hoặc hách dịch, tôi biết đôi khi bạn sẽ làm bất cứ điều gì
để có được một chút bình yên. Rốt cuộc, một ngôi nhà bình yên là một ngôi
nhà hạnh phúc… ít nhất đó là những gì chúng ta tự nói với mình. Nhưng nếu
hòa bình phải trả giá bằng tính kỷ luật, sự tôn trọng với quy tắc, đạo đức, thì
đó là hòa bình giả tạo và không phải là loại hòa bình mà chúng ta cần. Từ chối
kỷ luật để đổi lấy hòa bình chỉ là hình thức “dấu bụi dưới thảm”, nó sẽ lại bay
ra bất kỳ lúc nào. Đừng trốn tránh kỷ luật vì sợ “vỡ nhà.” Bạn có thể phải
giải quyết tình trạng hỗn loạn trong cửa hàng tạp hóa nếu bạn nói không với
thanh kẹo đó. Bạn có thể phải nghe khóc lóc ỉ ôi nếu bạn tước đi điện thoại
với trò chơi trực tuyến của con. Bạn có thể phải chấp nhận hậu quả của mình khi
mà việc nhượng bộ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Hãy cố gắng nhớ rằng Đức Chúa Trời
không kêu gọi chúng ta đi trên con đường dễ dàng, nhưng Ngài hứa sẽ luôn đồng
hành với chúng ta trên những con đường gập ghềnh. Sự hài lòng ngắn hạn thường đem
đến hậu quả lâu dài.
Chúng ta quá bận rộn
Việc nuôi dạy con cái có mục đích và có chủ ý đòi
hỏi rất nhiều thời gian và công sức, nhưng nó là xứng đáng. Khổng tử nói, trong
các việc gấp, không việc nào gấp bằng việc dạy con. Tuy thế với nhều người nó là
việc thứ bảy bảy bốn chín sau những việc khác quan trọng hơn. Vì vậy nhiều
người chỉ đơn giản là quá bận rộn để thực hiện thi hành kỷ luật với con cái. Đặc
biệt là trong thời kỳ mà quan niệm xã hội coi sự bận rộn đã trở thành một huy
hiệu danh dự, mội dấu hiệu của thành đạt. Hãy dành một chút thời gian hôm
nay để suy nghĩ về điều gì thúc đẩy sự bận rộn của bạn và xsuy nghĩ thấu đáo
cho bạn điều gì nên ở lại và điều gì có thể ra đi trong cuộc đời bạn. Đầu
tư thời gian bây giờ vào việc huấn luyện và sửa dạy con cái của bạn sẽ thu được
nhiều lợi tức trong tương lai. Nếu bạn vì lý do bận thực sự, hoặc bận vì
danh hiệu mà bỏ qua kỷ luật con, bạn sẽ trở thành người “Bận thực sự” để
giải quyết những vấn đề về cảm xúc, hành vi, bệnh tật… của con bạn sau này
Chúng ta thấy mình chưa được trang bị
Đôi khi, khi chúng ta không tự tin lắm vào kỹ năng làm cha mẹ của mình, chúng ta đã bỏ cuộc trước khi bắt đầu. Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ em là món quà của thượng đế nhưng không đi kèm với sách hướng dẫn sử dụng nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nỗ lực để biết chúng, kết nối với chúng, theo dõi và huấn luyện chúng. Bạn có thể tham gia các lớp học dành cho phụ huynh, thuê huấn luyện viên dành cho phụ huynh hoặc tìm kiếm sự tư vấn dành cho phụ huynh.
Nếu bạn thấy rằng đôi khi bạn nuôi dạy con sai lầm đừng thất vọng. Chúng ta không được mong đợi trở nên hoà n hảo, mà là những người được cứu chuộc. Hãy học hỏi và cầu xin thuượng đế chỉ cho bạn cách nuôi dạy con cái của bạn theo tấm lòng của người Và sau đó cầu xin người ban cho bạn sức mạnh và mong muốn thay đổi nhiều hơn để có thể đồng hành cùng con trên suốt chặng đường dài.
Chúng ta nghĩ rằng trẻ em không thể làm được:
Người lớn có xu hướng xem kỷ luật như một
khuôn khổ hoặc quy tắc nên tuân theo. Vì vậy, họ cho rằng kỷ luật trẻ nhỏ
rất khó vì nó tỏ ra hoàn toàn trái ngược với bản chất của trẻ. Vì vậy,
nhiều gia đình đành bó tay hoặc chờ đợi nhiệm vụ của nhà trường. Nhưng nếu
hiểu lại, chúng ta sẽ thấy kỷ luật mà chúng ta đang xây dựng cho trẻ không phải
là kỷ luật hay sự tuân thủ bên ngoài. Đó là một kỷ luật tự giác bắt nguồn
từ việc biết lý do và biết lựa chọn hành động một cách có phân biệt. Vì
vậy, người lớn trước tiên phải tin rằng trẻ nhỏ có thể học về kỷ luật khi chúng
được đào tạo theo cách phù hợp với lứa tuổi của chúng.
Chúng ta quá thương cảm và sợ không được con yêu:
Nhiều bậc cha mẹ yếu lòng, không đành lòng
nhìn con phải chịu đựng sự khó chịu. Cha mẹ nên nhớ rằng một khi kỷ luật
mang lại cho trẻ thành công, chúng sẽ nghĩ đến bạn và rất biết ơn. Theo tâm
lý học, ngay cảm giác nhàm chán cũn có lợi cho trẻ về mặt tâm lý.
Đôi khi, bạn có thể muốn quay mặt đi chỗ khác
khi con bạn đang vui vẻ và bạn biết rằng việc áp dụng các biện pháp kỷ luật có
thể khiến chúng bị tước đi niềm vui. Tuy nhiên, dạy trẻ đối phó với những cảm
xúc tiêu cực là một trong sáu kỹ năng sống mà bạn nên dạy cho trẻ. Bạn sẽ làm
hại họ nếu không giúp họ học cách điều chỉnh cảm xúc của mình. Vì vậy, hãy tuân
theo một hệ quả và giúp con bạn học các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc khi bạn làm
việc đó.
Đôi khi, khi
con bạn tức giận với bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang làm tốt công việc của
mình.
Chúng ta nghĩ hoặc vờ rằng con không cố ý làm điều đó
Trẻ em không nên bị kỷ luật
vì vô tình làm đổ ly sữa, nhưng chúng có thể chịu trách nhiệm về hành động của
mình bằng cách giúp làm sạch nó. Cho phép bỏ qua hậu quả vì một điều gì đó
là “tai nạn” sẽ ngăn trẻ nhận trách nhiệm hoàn toàn về hành vi của mình.
Nếu bạn quyết định, “Anh ấy
thực sự không cố ý đánh anh trai mình như vậy đâu,” và xin lỗi, thì rất có thể
họ sẽ biết rằng họ có thể nói chuyện để giải quyết mọi việc bằng cách sử dụng
lý do “Đó là một tai nạn”. Nhưng một sĩ quan cảnh sát sẽ không tha thứ cho
họ vì đã "vô tình chạy quá tốc độ" và ông chủ tương lai của họ sẽ
không nhún vai khi họ nói rằng họ "không cố ý" để mất vụ mua bán lớn
đó.
Chúng ta chưa dành nhiều thời gian cho con
Khi bạn định kỷ luật con, bạn
lại nghĩ, tại mình chưa dành thời gian cho con, lỗi là ở mình, và bạn dừng lại.
Cho phép con bạn cư xử không đúng mực vì bạn cảm thấy tội lỗi sẽ không mang lại
lợi ích gì cho cả hai bên. Nếu bạn cảm thấy tồi tệ, hãy tìm những cách
khác để giải quyết cảm giác tội lỗi về kỷ luật. Ví dụ, bạn có cần tạo thêm
thời gian để ở bên nhau không? Hay bạn cần nhắc nhở bản thân rằng kỷ luật
lành mạnh sẽ tốt cho con bạn?
Hãy sắp xếp
công việc để có thể ở bên con được nhiều hơn nếu có thể, nhưng đó không phải lý
do để bạn trì hoãn sự kỷ luật. Cách suy nghĩ của bạn đang biến con bạn thành người
có “tâm lý nạn nhân”, một đặc điểm tâm lý khiến con bạn “không thể có
cuộc sống hạnh phúc” sau này
Chúng ta đã khắt khe với con ngày hôm qua
Bạn trì hoãn thi hành kỷ luật
vì bạn nhớ lại, hôm qua mình đã khắt khe với con rồi, hôm nay tha. Nếu bạn đưa
ra một số kỷ luật khắc nghiệt trước đó, điều đó không có nghĩa là bạn không nên
kỷ luật chúng bây giờ. Điều cần thiết là bạn phải nhất quán với kỷ luật. Sự
không nhất quán khiến trẻ bối rối và dẫn đến gia tăng các vấn đề về hành vi. Vì
vậy, ngay cả khi ngày hôm qua bạn có hơi khó khăn hơn một chút, hãy cho con bạn
thấy rằng bạn vẫn sẽ thực thi các quy tắc ngày hôm nay.
Một điều chúng
ta, với tư cách làm cha mẹ còn nợ con cái của mình, cái khiến chsung không thể
trưởng thành đó là “Ta nợ con sự nhất quán”
Tại sao ta luôn phải đóng vai ác?
Tội gì ta kỷ luật con khi mà mẹ nó không bao giờ làm điều đó? Tại
sao ta luôn phải đóng vai ác?? Đó là lý do bạn trì hoãn hoặc bỏ qua cho con. Nếu
bạn có một người bạn đời giúp con bạn thoát khỏi các vấn đề về hành vi, có khả
năng bạn sẽ cảm thấy mình là kẻ xấu khi đặt ra luật. Học cách thương lượng với
bạn đời của bạn để con bạn không coi một trong hai bạn là “kẻ xấu”. Thiết lập
các quy tắc gia đình và làm việc cùng nhau để thực thi các quy tắc này một cách
nhất quán. Hành vi của con bạn có thể sẽ cải thiện khi bạn thể hiện sự thống
nhất.
Sách bạn đọc khuyên không được “trừng phạt con”
Bạn đọc nhiều sách, bạn xem nhiều video youtube,
reels, tiktok, thường thấy khuyên khôg được trừng phạt con, vì vậy bạn để con
thoát khỏi hậu quả của hành vi sai trái. Cái sai ở đây không phải lười khuyên đó
mà là cách bạn hiểu nó. Kỷ luật không phải chỉ là trừng phạt. Hãy đọc, xem một
cách cẩn thận để tránh nhầm lẫn.
Hãy để lại comment của bạn nếu bạn có ý kiến để chúng ta có thể bàn bạc nhé
Comments
Post a Comment
Hãy để lại ý kiến của bạn tại đây