1. Hậu quả logic là gì?
Hậu quả logic là những hậu quả chúng ta có thể kiểm soát, chúng được tạo ra bởi cha mẹ, được trải nghiệm bởi thanh thiếu niên và liên quan một cách hợp lý đến sự kiện hoặc tình huống. Ví dụ: nếu đứa con 15 tuổi của bạn vượt quá số phút trong gói cước điện thoại di động của nó, bạn có thể sắp xếp một hậu quả hợp lý mang tính hướng dẫn bằng cách tạm dừng các đặc quyền sử dụng điện thoại di động của nó cho đến khi nó trả tiền cho số tiền thừa. Thông điệp rất rõ ràng: Hãy sử dụng điện thoại của bạn một cách có trách nhiệm hoặc đánh mất nó .
Bài viết này tôi xin tình bày về ý nghĩa thực sự của hậu quả logic, lợ ích cũng cách sử dụng nó một cách tổng quát và dễ áp dụng nhất để quý vị có thể thực hành.
2. Thanh thiếu niên nhận được gì từ hậu quả logic?
Hậu quả dạy trẻ về quy luật quan trong bậc nhất cuộc đời: Quy luật nhân quả
Quy luật nhân quả là quy luật vận hành của vũ trụ, là cách của cuộc sống vận hành, nó vượt ra ngoài sự kiểm soát của chúng ta, không phụ thuộc vào mong muốn, kỳ vọng của chúng ta, không phụ thuộc vào niềm tin tôn giáo của chúng ta hay sức mạnh, địa vị của chúng ta, vượt qua cả hiểu biết của người thông minh nhất. Con người không đủ sức để can thiệp vào quy luật này mà chỉ có thể tìm hiểu và tuân theo nó. Để cho trẻ hiểu rằng tất cả các hành vi đều có những hậu quả—kết quả tích cực hoặc tiêu cực giúp cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta hoặc khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn là điều chưa bao giờ dễ dàng, chúng chỉ có thể hiểu nó, khám phá ra nó khi trải nghiệm nó một cách chân thực. Từ những trải nghiệm đó chúng mới có thể hành động khôn ngoan để thuận theo quy luật tối thượng này, giúp chúng an toàn, mạnh khỏe và hạnh phúc.
Hậu quả giúp trẻ học bài học từ sai lầm
Sai lầm là một phần của cuộc sống, thậm chí với trẻ em, thanh thiếu niên sai lầm là hành vi đáng mong đợi bởi nó mang lại cơ hội học hỏi, học từ sai lầm. Trẻ có thể học đúng từ sai, học những hành vi phù hợp từ những hành vi không phù hợp, học cách để thành công từ thất bại, học ứng xử có đạo đức từ những ứng xử vô cảm, học cách để được nhân từ những lần bị từ chối, học “có từ không”.. Những bài học sẽ thấm hơn, chân thực hơn và ghi khắc trong não khi trẻ thực sự trải qua nó, và đó là cách mà hậu quả dạy cho trẻ.
Hậu quả giúp trẻ quản lý cảm xúc, chấp nhận và sửa chữa
Thất bại, mất mát, bị tẩy chay, bị tước đi các đặc quyền. là một phần của cuộc sống, đó có thể là hậu quả của những hành vi không phù hợp mà ta đã thực hiện. Áp dụng những hậu quả một cách có ý thức lên trẻ với liều lượng và cách thức phù hợp với lứa tuổi, đặc tính, phong cách của từng trẻ chính là vaccine tạo ra sức đề kháng cho trẻ nhằm giúp trẻ dần có khả năng quản lý cảm xúc, chấp nhận những thực tế của quy luật sống và có khả năng để hàn gắn, sửa chữa hoặc vượt qua chúng một cách an toàn
Hậu quả dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
Trải nghiệm những hậu quả tự nhiên và nhân tạo giúp trẻ nhận ra rằng có nhiều cách để giải quyết một vấn đề và làm sao để đạt được mục đích với những thiệt hại nhỏ nhất, đó chính là thuận theo những quy luật của đời sống. Chấp nhận những điều không thể thay đổi, dũng cảm để thay đổi những thứ có thể và có kỹ năng, khả năng, trí tuệ để nhận ra và phân biệt hai thứ này
Hậu quả giúp trẻ kiên nhẫn, đồng cảm
Hậu quả là một trong những công cụ khiến trẻ trở nên kiên nhẫn hơn, sự hạn chế các sản phẩm công nghệ, sự trì hoãn bắt buộc một thú vui khi trẻ vượt qua giới hạn. Những quy tắc yêu cầu thực hiện công việc theo quy trình, bất chấp công việc đó có thú vị hay không… là những thử nghiệm tốt để trẻ học cách kiên nhẫn, hiểu và chấp nhận kiên nhẫn như là một đức tính cũng như kỹ năng quan trọng trong cuộc đời.
Và cũng chỉ có trải qua hậu quả, trải qua các cảm xúc tiêu cực của hậu quả, trẻ mới có thể hiểu được cảm xúc của người khác, mới phát triển được sự đồng cảm với người khác, một đức tính ngày càng teo đi trong xã hội vốn này một vô cảm này.
3. Tiêu chuẩn của một Hậu quả logic
Hậu quả logic là hậu quả do cha mẹ đặt ra, nó là hậu quả nhân tạo, nên rất có thể không còn logic do khả năng cũng như quan điểm của cha mẹ, và khi đó nó không còn giá trị giáo dục yen bình nữa. Để một hậu quả nhân tạo được cho là hậu quả logic nó cần đảm bảo đầy đủ cả 4 tiêu chuẩn: Ba R và một H của các Hậu quả Logic: Ba R và một H bao gồm: Related (Có liên quan), Respectful (Tôn trọng), Reasonable (hợp lý), Helpful (hữu ích).
Liên quan có nghĩa là hậu quả phải liên quan đến hành vi một cách logic. Ví dụ nếu con bạn vượt quá thời gian chơi game nên không được ăn cơm, thì không thể gọi là liên quan được. Tôn trọng có nghĩa là hậu quả không được đổ lỗi, xấu hổ hay đau đớn; và phải được thi hành tử tế và kiên quyết. Nó cũng tôn trọng tất cả mọi người tham gia. Hợp lý có nghĩa là hậu quả là hợp lý theo quan điểm của đứa trẻ cũng như của người lớn, phù hợp với mức độ của vi phạm hay lỗi lầm. Hữu ích chỉ có nghĩa là—nó hữu ích hơn là gây hại. Nếu thiếu bất kỳ một trong ba chữ R và một chữ H, thì nó không còn được gọi là hậu quả hợp lý nữa.
Khi một đứa trẻ viết trên bàn, rất dễ kết luận rằng hậu quả liên quan sẽ là đứa trẻ phải dọn bàn. Nó hợp lý vì phù hợp mức độ của vi phạm, nó hữu ích vì giải quyết được việc khắc phục hậu quả. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu thiếu bất kỳ chữ R nào trong bốn chữ R còn lại? Nếu một giáo viên không tôn trọng và thêm sự sỉ nhục vào yêu cầu của mình để lau bàn, thì đó không còn là một hậu quả hợp lý nữa.
Nếu hậu quả không hữu ích thì dễ bị hiểu là hình phạt, điều mà kỷ luât tích cực luôn loại ra khỏi công cụ của mình.
4. Hậu quả logic nên được sử dụng khi nào
Hậu quả logic được cho là công cụ vàng trong hỗ trợ kỷ luật, nhưng không phải lúc nào cũng nên khuyến khích sử dụng. Chúng ta còn một công cụ cực hữu ích là hậu quả tự nhiên. Hậu quả logic chỉ được sử dụng khi chúng đạt được cả hai điều kiện: Không thể sử dụng hậu quả tự nhiên và Chúng ta có thể tìm thấy một hậu quả thực sự logic (xem bài Hậu quả tự nhiên trong kỷ luật tích cực)
Các hậu quả tự nhiên rất dễ sử dụng trong các tình huống rủi ro thấp khi sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi của thanh thiếu niên của chúng ta bị ảnh hưởng ở mức tối thiểu. Điều này thay đổi trong các tình huống rủi ro cao khi cái giá cho việc đánh cược này cao hơn. Một số hậu quả tự nhiên có thể rất đau đớn. Ví dụ, nếu đứa con trai mười sáu tuổi của bạn uống rượu và lái xe rồi bị bắt, hoặc tệ hơn nữa là bị tai nạn và bị thương, thì nó sẽ phải đối mặt với một số hậu quả tự nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn: tiền phạt đắt đỏ , bằng lái xe bị đình chỉ, phí luật sư, phí tòa án, tỷ lệ bảo hiểm cao hơn, chi phí y tế, hoặc có thể tệ hơn. Cha mẹ có thể ngăn chặn, hoặc ít nhất là giảm thiểu, một số trải nghiệm học tập đau đớn này bằng cách chủ động và sắp xếp các hậu quả hợp lý mà bạn có thể kiểm soát. Vì thế các tình huống sau đây KHÔNG thích hợp để sử dụng các hậu quả tự nhiên, nó là các tình huống chúng ta cần sử dụng hậu quả logic.
- Các tình huống đe dọa sự an toàn sắp xảy ra
- Các tình huống đe dọađến sức khỏe sắp xảy ra
- Các tình huống đe dọa làm hại bất cứ ai kể cả bản thân, người khác, động vật và tài sản
- Các tình huống đe dọa đe dọa xâm phạm quyền của người khác
- Các tình huống đe dọa đến tổn thương tâm lý hoặc tổn thương đến mối quan hệ mà khó hoặc không thể phục hồi
- Các tình huống ràng buộc (ví dụ: chúng ta không nên để cho trẻ chơi, ngủ, hoặc chậm chạp dẫn đến bị trễ chuyến bay với mục đích dạy trẻ một bài học)
Nguyên tắc Sử dụng Hậu quả Logic
Hậu quả hợp lý là tiêu chuẩn vàng cho hướng dẫn thanh thiếu niên. Tuy thế, một số bậc cha mẹ gặp khó khăn khi sử dụng các hậu quả logic, đó là những người thuwòng gặp phải hai loại vấn đề. Họ suy nghĩ quá nhiều và cố gắng đưa ra kết quả hoàn hảo cho từng tình huống; hoặc họ không suy nghĩ thấu đáo, phản ứng theo cảm tính và áp dụng các hậu quả theo cách trừng phạt hoặc dễ dãi. Các hậu quả logic rất dễ sử dụng nếu bạn suy nghĩ đơn giản, logic và làm theo một số hướng dẫn cơ bản.
Nếu bạn sẵn sàng dành một ít thời gian để tìm hiểu những công cụ này, bạn sẽ khám phá ra rằng các hậu quả logic rất dễ sử dụng. Hầu như ai cũng có thể sử dụng chúng. Bạn không cần phải suy nghĩ lung tung như một luật sư trong phòng xử án, và bạn không cần phải vắt óc suy nghĩ để đưa ra kết quả hoàn hảo cho từng tình huống. Tất cả bạn phải làm là làm theo một vài hướng dẫn đơn giản.
Tư duy một cách logic
Khi bạn suy nghĩ theo cách đơn giản và hợp lý, một hậu quả hợp lý phù hợp thường xuất hiện trước mặt bạn. Ví dụ: hầu hết các hành vi có vấn đề đều liên quan đến các tình huống sau: thanh thiếu niên với người khác, thanh thiếu niên với cha mẹ, thanh thiếu niên với tài sản hoặc đồ vật, thanh thiếu niên với bối cảnh và thanh thiếu niên với đặc quyền. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể sắp xếp một hậu quả hợp lý bằng cách tạm thời tách con bạn khỏi những người khác, con bạn khỏi bạn, con bạn khỏi một món đồ hoặc vật sở hữu, con bạn khỏi một địa điểm hoặc tình huống hoặc tách con bạn khỏi một đặc quyền. Hãy tự hỏi bản thân điều gì đang xảy ra và chọn hậu quả tương ứng mang tính hướng dẫn nhất.
Khi bạn áp dụng việc tách con ra khỏi đối tượng liên quan, tức là yếu tố liên quan trong chữ R đầu tiên (Related) được đáp ứng. Con bạn xung đột với em nó, tách nó ra khỏi em chứ không phải ra khỏi bạn. Con bạn lạm dụng quyền chơi game, tách nó ra khỏi game trong một khoảng thời gian. Con bạn làm hỏng thiết bị, tách nó ra khỏi thiết bị bằng cách không cung cấp cái mới 1 thời gian. Con bạn gây mất lịch sự trong buổi tiẹc sinh nhật, tách nó ra khỏi buổi tiệc đó. Thật sự đơn giản và liên quan. Điều quan trọng là bạn tiếp tục xem xét đến tính hữu ích Helpful (hữu ích) của biện pháp đó nữa. Nếu nó không hữu ích, ta cần tìm cách khác
Khi bạn không suy nghĩ logic theo các này, bạn rất dễ xa vào việc đưa ra các hậu quả không liên quan, ví dụ vì lạm dụng chơi game nên con không được tổ chức sinh nhật, đó thực sự không logi và liên quan. Đó chính là hình phạt, và con bạn sẽ không học được bài học về quy luật nhân quả trong các tình huống này
Đừng kịch tính hóa
Hậu quả logic có hiệu quả nhất khi được thực hiện theo cách thực tế, với giọng nói bình thường của bạn. Sự tức giận, kịch tính hoặc cảm xúc mạnh mẽ từ phía bạn sẽ phá hoại giá trị giáo dục của hậu quả và khiến con bạn rơi vào tình trạng căng thẳng. Hãy nhớ rằng, các hậu quả hợp lý nhằm ngăn chặn hành vi không thể chấp nhận được và trả lời các câu hỏi nghiên cứu của con bạn, chứ không phải để khiến con bạn xấu hổ, đổ lỗi, làm nhục hoặc khiêu khích.
Hậu qảu không nhất thiết và không nên đi kèm với những cảm xúc tiêu cực, những lời mắng mỏ hay sỉ nhục nặng nề. Hãy tách hành vi ra khỏi con người, hành vi sai trái là không được chấp nhận, nhưng con bạn vẫn cần được tôn trọng.
Khi bạn nói với con bằng cách thực sự chân thực và thực tế bạn đang hiện thực hóa tiêu chuẩn thứ 2, chữ R thứ 2 Respectful (Tôn trọng).
Giữ tính hợp lý cho mức độ hậu quả (Reasonable)
Hậu quả có hiệu quả nhất khi chúng tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của hành vi. Tức là không quá nhiều, không quá ít, không quá dài và không quá ngắn. Khái niệm này khó nắm bắt đối với những người hoạt động theo mô hình trừng phạt hoặc dễ dãi. Các bậc cha mẹ trừng phạt thường sai lầm trong các hướng dẫn “quá dài” và “quá khắc nghiệt”, còn các bậc cha mẹ dễ dãi thường sai lầm trong các hướng dẫn “quá ngắn” và “không có ý nghĩa”.
Sẽ là quá nặng và bất hợp lý khi con bạn bị tước quyền chơi game sau giờ học ở nhà 1 tahsng vì nó đã vi phạm giới hạn 10 phút. Đó là trừng phạt. Không hợp lý nếu con bạn phải dọn dẹp nhà vệ sinh, lau toàn bộ tất cả các phòng vì nó bày bừa bộn lên bàn ăn và làm đổ mì tôm trong lúc ăn sáng. Đó là trừng phạt. Nhưng nó cũng không nên quá nhẹ hoặc dẽ dãi ví dụ nhưu con trai bạn dùng xe máy của bạn dù chưa xin phép và gây tai nạn làm hỏg xe, hậu quả là nó bị cấm đi xe máy trong 2 ngày. Các hậu quả được áp dụng một cách dễ dãi thậm chí còn kém hiệu quả hơn. Các bậc cha mẹ dễ dãi có xu hướng phạm sai lầm theo hướng “quá ngắn gọn” hoặc “quá ít”. Hậu quả mang lại ít khả năng thực thi vì chúng thiếu trách nhiệm giải trình. Thanh thiếu niên không coi trọng chúng..
Sử dụng chúng một cách thường xuyên
Hậu quả nhất quán rất quan trọng đối với việc thiết lập giới hạn hiệu quả, nhưng tính nhất quán có nhiều khía cạnh. Có sự nhất quán giữa những gì chúng ta nói và những gì chúng ta làm, giữa cha mẹ này với cha mẹ khác, và từ lần này sang lần khác. Tất cả đều quan trọng. Quá trình dạy và học có thể bị phá vỡ khi chúng ta không nhất quán trong bất kỳ lĩnh vực nào. Khi chúng ta nhất quán, co nhận được tín hiệu rất rõ ràng từ cha mẹ về quy tắc và kỳ vọng của họ. Luu ý, không nên đánh đồng sự nhất quán với sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Khi nghi ngờ điều này hãy đặt lại câu hỏi về tính hợp lý.
Theo dõi và tha thứ
Khi một hậu quả đã kết thúc, nó thực sự nên kết thúc. Không còn vương vấn trong lòng, không có cảm giác tội lỗi, không có thêm các bài giảng hoặc điều tra, Không thêm cái xoa đầu hoặc nói thêm “Tôi đã bảo rồi mà.” Mọi chuỵen đã kết thúc. Hãy để kinh nghiệm dạy cho bạn một bài học, rồi để nó qua đi. Bạn không có khả năng đạt được nhiều hơn với lời nói của mình. Trên thực tế, nói hoặc làm nhiều hơn có thể làm giảm giá trị hướng dẫn của hậu quả của bạn. Nếu con bạn chưa hoàn thành nghiên cứu của mình và chọn lặp lại hành vi không thể chấp nhận được của mình, thì hãy cung cấp một kinh nghiệm học tập mang tính hướng dẫn khác và lặp lại hậu quả. Sử dụng các hậu quả hợp lý thường xuyên nếu bạn cần, nhưng khi mỗi hậu quả kết thúc
Lời cuối
Hậu quả là phần thứ hai trong thông điệp thiết lập giới hạn và kỷ luật tổng thể của bạn. Hậu quả đưa ra tuyên bố mạnh mẽ và dõng dạc hơn bất kỳ lười nói nào của vì họ cung cấp trách nhiệm giải trình và khả năng thực thi mà thanh thiếu niên cần thực hiện nghiêm túc các quy tắc của bạn. Nếu không có hậu quả, các quy tắc của bạn tốt nhất chỉ là những kỳ vọng hoặc giả thuyết đầy hy vọng về những gì bạn muốn xảy ra. Hậu quả mang lại ý nghĩa cho các quy tắc của bạn và giúp thanh thiếu niên hoàn thành câu trả lời, giới hạn thực tế là gì? tôi nên đi tới đâu với giới hạn của cha mẹ và nếu tôi vượt qua nó, điều gì sẽ xảy ra.
Các hậu quả có thể được chia thành hai loại chung: các hậu quả logic, mà chúng ta có thể kiểm soát ở mức độ cao; và hậu quả tự nhiên, mà chúng tôi có giới hạn hoặc không thể kiểm soát. Cả hai đều cung cấp trải nghiệm học tập mang tính hướng dẫn cho thanh thiếu niên, nhưng hậu quả hợp lý là tiêu chuẩn vàng. Với hai công cụ này bạn có đủ công cụ để thiết lập giới hạn, thực thi kỷ luật trong lúc vẫn gĩ được sự tôn trọng và mối quan hệ vói thanh thiếu niên của bạn.
Không phải lúc nào hậu quả cũng hiệu quả ngay lập tức, mỗi đứa trẻ khác nhau là một thế giới khác nhau, không cái áo nào vừa với mọi người và cũng không tồn tại trên đời cây đũa thần nào cả. Điều cuối cùng bạn phải làm là Kiên nhẫn và vững tin với nỗ lực và kỳ vọng của bạn.
Comments
Post a Comment
Hãy để lại ý kiến của bạn tại đây