Ác mộng “Bài tập về nhà”
Bài tập về nhà là một trụ cột quan trọng trong hệ thống giáo dục. Mặc dù thực tế là hầu hết học sinh không ưa thích nó, các bậc cha mẹ vẫn thấy nó quan trọng với thực tế là nó củng cố những gì trẻ em đã được dạy ở trường hàng ngày. Nó cũng tạo ra kỷ luật và học sinh tạo ra thói quen làm việc tốt. Nó cũng quan trọng vì nó tăng cường sự tập trung và học tập. Cha mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh như theo dõi, hỗ trợ, trả lời các câu hỏi và giải thích thêm về những chỗ trẻ có vấn đề. Họ cũng đảm bảo rằng bài tập về nhà được hoàn thành nhưng họ không bao giờ nên làm bài tập về nhà cho bọn trẻ.
Tuy thế với cách can thiệp không đúng cách của các bậc cha mẹ, đã
biến bài tạp về nhà thành cơn ác mộng. Ác mộng với cha mẹ, với con, với giáo viên
và cả với hệ thống giáo dục.
15 sai lầm của bố mẹ về bài tập ở nhà của con
1. Không
biết rõ mục đích của bài tập về nhà
Mục đích rõ ràng của việc giao bài tập về nhà là để con bạn thực
hành và củng cố các kỹ năng học tập. Bằng cách dành thời gian thích hợp cho bài
tập về nhà, con bạn có cơ hội tốt hơn nhiều để đạt điểm cao.
Nhưng bài tập về nhà có những giá trị quan trọng khác. Bài tập về
nhà có thể và nên là một kinh nghiệm xây dựng tính cách. Được giáo viên và phụ
huynh xử lý đúng cách, bài tập về nhà giúp trẻ phát triển các kỹ năng cảm xúc
và hành vi cần thiết trong thế giới người lớn.
Giá trị ẩn của Bài tập về nhà
1. Rèn trách nhiệm: Bài tập về nhà là trách nhiệm của trẻ. Nếu bạn
quá tham gia, bạn đặt quá trình lên đầu.
2. Rèn tính độc lập: Vì đây là lần đầu tiên ai đó không phải cha
mẹ giao nhiệm vụ thường xuyên cho trẻ, bài tập về nhà sẽ tạo ra một nền tảng mới.
Cơ hội vàng này được quản lý như thế nào sẽ nâng cao hoặc cản trở sự tiến bộ của
con bạn đối với việc tự định hướng.
3. Rèn tính kiên trì: Việc làm bài tập của trẻ chẳng ích gì nếu
mỗi khi trẻ nản lòng, bạn bước ngay vào và làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp
hơn. Bạn có thể để con bạn đấu tranh một chút với một vấn đề.
4. Học quản lý thời gian: Trẻ cần được thông báo khi nào nên
hoàn thành bài tập về nhà, không phải khi nào bắt đầu. Bằng cách đó, thay vì học
cách lãng phí thời gian, đứa trẻ học cách quản lý nó.
5. Phát huy sáng kiến: Giống như cơ bắp, khả năng tự khởi động sẽ
tăng cường khi tập thể dục. Đó là lý do tại sao điều cần thiết là đứa trẻ quyết
định thời điểm bắt đầu mỗi bài tập về nhà.
6. Tạo tính tự lập: Bài tập về nhà có thể khẳng định cảm giác của
trẻ về năng lực. Được quản lý sai, nó làm xẹp đi cảm giác đó. Thật không may,
không có ở giữa.
7. Học trở nên tháo vát: Khả năng sáng tạo khi đối mặt với các vấn
đề là điều rất cần thiết của con người. Bài tập về nhà cung cấp một khung cảnh
tuyệt vời để con bạn rèn luyện tính thông minh như vậy.
Nếu không hiểu rõ mục đích của bài tập về nhà, các can thiệp của
cha mẹ rất dễ làm mất đi ý nghĩa thực sự của nó. Thử hỏi có bao nhiêu cha mẹ hiểu
đầy đủ mục đích của bài tập về nhà???
2. Quan tâm quá nhiều
Các cha mẹ chăm lo con quá mức rất hay rơi vào bẫylo lắng quá
nhiều về bài tập của con. Những lo lắng này có thể đẩy cha mẹ vào các bẫy sau
- Tự mình làm bài tập thay vì đứa trẻ: Cách này không những là
gian dối mà còn làm mất đi toàn bộ 7 mục đích của việc làm bài tạp về nhà. Không
có lý do gì biện minh cho sai lầm này. Nó cần được chấm dứt
- Qua coi trọng kết quả: Không coi trọng quá trình làm bài tập để
rèn các đức tính tốt, cha mẹ chỉ quan tâm đến kết quả, điều này có thể làm mất
tính mục đích và tạo áp lực lớn lên trẻ và cũng đẩy cha mẹ dễ sa vào lỗi làm
thay bài tập cho con.
- Dạy trẻ cách dối trá: Dạy trẻ cách tìm kiếm đường tắt để có kết
quả tốt. Trẻ không rèn được tính tốt nào
ngoài học được tính dối trá và, điều này sẽ khiến giáo viên không biết được
điểm yếu của trẻ.
3. Quan tâm quá ít
Trái ngược với cha mẹ can thiệp quá nhiều là cha mẹ quan tâm quá
ít vào bài tập về nhà của con. Điều này xuất phát từ nguyên nhân cha mẹ không đủ
thời gian hoặc cha mẹ nghĩ can thiệp là điều không cần thiết, đó là việc của riêng
con, con phải tự xoay sở. Điều này có thể tạo ra hệ lụy.
- Con có cảm giác bị bỏ rơi
- Trở nên lười biếng do không ai giám sát, kiểm tra
- Tạo áp lực quá lớn cho con về sự trưởng thành
4. Không nhât quán
Đó là các bậc cha mẹ con lắc, giao động từ thái cực này đến thái
cực kia của việ quan tâm hay không quan tâm đến bài tập về nhà của trẻ. Kiểu
cha mẹ này rất phổ biến. Sự không nhất quán thể hiện rõ ở các đặc điểm
Cấp 1 quan tâm quá nhiều, cấp 2 quá ít, cấp 3 hoàn toàn không
quan tâm. Có thể do kiến thức của con ngày càng vượt khả năng của bố mẹ hoặc do
tâm lý con lớn con phải tự kiểm soát
Các kỳ cuối cấp thì quá nhiều, còn lại thì quá ít. Chỉ khi sắp chuyển cấp, sắp thi mới quan tâm,
điều này gây áp lực lớn cho con
Nói chung các bậc cha mẹ kiểu này có thể gây cho trẻ ẻ cam giác
lúng túng, bị bỏ rơi hoặc bị quản thúc. Trẻ học được cách gian dối do cha mẹ kiểu
này khiến chúng có cảm giác tội lỗi, Không tạo được tính kỷ luật, học cách đối
phó hơn là tạo thói quen
5. Quá gần
Những kiểu cha mẹ luôn ở quá gần con trong quá trình con làm bài
tập. Điều này tạo áp lực vô hình vì bị giám sát. Ngoài ra còn tạo tâm lý ỷ lại,
không suy nghĩ, hỏi liên tục. Đôi khi do bị cha mẹ ở quá gần trẻ buộc phải giả
vờ tập trung suy nghĩ gây cảm giác căng thẳng
6. Quá xa
Trái ngược lại là những cha mẹ ở quá xa so với nơi con làm bài tập
về nhà. Điều đó khiến cha mẹ không theo dõi được con, con có thể không học hoặc
không giúp đỡ đượccon khi cần thiết, không tạo ra môi trường học tập thuận lợi
Hãy ở gần vừa phải và cũng đang làm gì đó, tốt nhất là học tập
và sẵn sàng giúp đỡ vừa phải khi con có nhu cầu
7. Biến bài tập về nhà thành cuộc chiến.
Những kiểu cha mẹ luôn biến mỗi buổi làm bài tập về nhà của con
thành những cuộc chiến nảy lửa. Các tranh cãi có thể là
- Tranh cãi về số lượng bài tập
- Tranh cãi về những câu hỏi, cách giải của giáo viên và những
thứ khác
Những điều đó tạo nên sự sợ hãi, bồi rối cho con, con có thể mất
sự tôn trọng với giáo viên.
Nếu cha mẹ không có khả năng xử lý một số câu hỏi, thì bạn nên
chỉ để giáo viên trả lời các câu hỏi thay vì cãi vã với trẻ.
8. Sử dụng công cụ hỗ trợ không phù hợp
Khuyến khích trẻ tìm những câu trả lời trên mạng, đặc biệt sự ra
đời của ChatGPT, cha mẹ luôn khuyến khích con sử dụng nó. Việc sử dụng các công
cụ một cách quá mức có thể
- Tạo tính ỷ lại
- Không khuyến khích sáng tạo
- Mất tính kiên trì
- Không kiểm soát được chất lượng
- Nguy cơ khác
Hãy quay lại với mục đich của bài tập về nhà và suy xét trong các
hoàn cảnh cụ thể đề quyết đinh có nên cho trẻ sử dụng các công cụ này hay không.
9. Không đúng lúc
Các cha mẹ cứng nhắc có thể bắt trẻ làm bài tập về nhà không đúng
lúc. Hoặc con cảm thấy mệt mỏi hoặc đói, tình trạng khiến con khó tập trung. Con
có tâm trạng quá vui tươi — sự lười biếng của con khiến con không thể tập trung
vào công việc.
Tốt hơn hết bạn nên trì hoãn bài tập về nhà cho đến đúng thời
điểm. Điều này có nghĩa là cung cấp một bữa ăn nhẹ sau khi về nhà trước khi bắt
đầu làm bài tập. Lên lịch cho một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như 4
giờ chiều, để xây dựng nó vào lịch trình của anh ấy. Và dành thời gian giúp con
ổn định và sẵn sàng làm việc, đặc biệt nếu con chưa có tâm trạng.
10. Không đúng chỗ
Phụ huynh nên dành những khu vực cụ thể mà học sinh nên học, có
thể là phòng học với ghế và bàn. Môi trường cũng nên yên tĩnh để giúp chúng tập
trung. Một người là cha mẹ cho phép nó được thực hiện ở bất cứ đâu, nó đi kèm
với một số rủi ro. Ví dụ, một đứa trẻ có thể bị bỏng khi làm bài tập trong nhà
bếp.
11. Không liên hệ giáo viên
Cần có sự trao đổi rõ ràng giữa giáo viên và phụ huynh, nếu phụ
huynh tránh trò chuyện với giáo viên, có thể giáo viên sẽ không nắm được tất cả
các lĩnh vực mà học sinh đang gặp phải vấn đề. Giao tiếp sẽ giúp phụ huynh
giải thích những điểm yếu mà họ nhận thấy ở con mình và điều này sẽ giúp giáo
viên tìm ra cách để hỗ trợ họ.
12. Thời gian không hợp lý
Ở mỗi đọ tuổi khác nhau, thời gian làm bài tập là không giống
nhau, bạn không nên bắt trẻ cấp 1 làm bài tập sau 21h, cấp 2 sau 22h, còn cấp
3, việc học đến 24h là điều có thể chấp nhậ được
13. Khen chê không đúng
Quá tập trung vào kết quả mà bỏ qua quá trình. Chỉ quan tâm đến
kết quả mà không nhìn thấy quá trình của con. Thực tế, mục đích của bài tập về
nhà phần nhiều là nỗ lực trong quá trình làm. Khi cha mẹ quá quan tâm đến kết quả,
sẽ có xu hướng tập trung vào lỗi, sai của con nhiều hơn là nỗ lực, tạo ra những
áp lực và có thể khiến trẻ giảm lòng tự trọng, mất sự tự tin
14. Kỳ vọng sự cân bằng không thực tế
Nhiều bậc cha mẹ, nếu không muốn nói là phần lớn các bậc cha mẹ
việt nam đánh giá cao sự “giỏi toàn diện”, cái không có thực trên đời trừ những
thiên tài. Thay vào đó ta nên tìm kiếm sự cân bằng giữa thế mạnh và điểm yếu
của con
- Thay vì tập chung vào điểm mạnh để phát huy, tập trung vào
điểm yếu để cải thiện, tạo ra sự chán nản.
- Hãy nhớ trẻ không thể giỏi mọi thứ, hãy tập trung điểm mạnh để
phát huy, cho trẻ có động lực để hoàn thành ở mức trung bình các điểm yếu của
chúng.
15. Bắt con làm MỌI bài tập về nhà được giao
Với tư cách là một giáo viên cũ, tôi thừa nhận rằng tôi đã giao
cho trẻ quá nhiều bài tập về nhà. Tôi biết, suy luận thực sự sai lầm, nhưng có
rất nhiều khả năng khác nhau trong một lớp học ở trường tiểu học. Trẻ em
phát triển theo các lịch trình khác nhau. Do đó bài tập về nhà cần được cá nhân
hóa với từng học sinh chứ không thể giao bài như nhau. Do đó nếu thầy cô không
thể giao bài tập cho con bạn một cách cá nhân hóa, hãy tự quyết định con cần hoàn
thành những bài tập nào chứ không phải là tất cả.
Quan điểm của bạn về vấn đề này thế nào?? Hãy để lại bình luận để
chúng ta cùng chia sẻ và bàn bạc.
test thử
ReplyDeleteAc mong
ReplyDelete