10 sai lầm của cha mẹ hiện đại khiến con khó trưởng thành.

nguoi cha ben album gia dinh

 

Thế giới thay đổi chóng mặt và sự sụp đổ của những niềm tin hoang đường

Nuôi dạy con cái là một đặc ân của thượng đế, một trải nghiệm đáng giá nhất của cuộc đời, nhưng cũng là một thử thách cực đại với bất kỳ ai, bất chấp kiến sự khác biệt về văn hóa, kiến thức, kinh tế, niềm tin.. của các bâc cha mẹ. Thế giới với sự thay đổi vượt qua mọi tưởng tượng của con người đã tạo ra sự thuận lợi hơn cho việc nuôi dạy con nhưng cũng tạo ra những thách thức chưa từng có trong lịch sử. Sự ra đời và phát triển chóng mặt của Iword, của AI và những công nghệ, thiết bị thông tin khác làm thế giới phẳng hơn, đồng nghĩa với vai trò của cha mẹ trong các chức năng truyền thống bị lung lay một cách dữ dội. Khủng hoảng nhầm lãn về vai trò của cha mẹ thực sự diễn ra. Niềm tin về những huyền thoại nuôi dạy con từ văn hóa truyền thống bị sụp đỗ, kinh nghiệm của các bậc cha mẹ trước không thể áp dụng, những phong trào, những phong cách nuôi dạy con cái trên toàn thế giới bộc lộ những hạn chế, không theo kịp với sự thay đổi. Những cuốn sách về nuôi
dạy con cái với những phong cách khác nhau khiến ta hoang mang. Chúng ta như con lắc chạy từ thái cực này sang thái cực khác từ quá dễ dãi đến quá khắt khe, từ trao quyền cho con đến kiểm soát chặt chẽ, từ bao bọc cho đến buông bỏ, từ tình yêu cho đến kỷ luật.

Chúng ta đọc sách về dạy con qua những đoạn review trên trang quảng cáo, lấy những gạch đầu dòng để làm công cụ. Chúng ta làm theo những mánh, mẹo dạy con trên những video 1 phút tràn trên ticktok, reel, youtube quảng cáo, chúng ta nghe về những câu chuyện truyền cảm hứng về dạy con trên postcard cho dễ ngủ, chúng ta tin vào những giải pháp 5 phút, những mánh, những mẹo giúp con ta ngoan ngoãn nghe lời ngay lập tức, chúng ta tin có thể đánh thức tiềm năng, biến con thành thiên taì qua vào câu động viên hay khích lệ. Chúng ta tìm đọc, xem, nghe về cách nuôi dạy con với mục đích tìm cách nuôi dạy ít tốn công nhất, nhàn nhất, mất ít thời gian nhất và nhanh nhất mà không biết rằng, đó không phải là mục đích của bất kỳ một cuốn sách dạy con chân chính nào…

Thế giới thay đổi, con chúng ta thay đổi, buộc ta phải thay đổi, và cái thay đổi đầu tiên là: Thay đổi suy nghĩ của chúng ta về chính chúng ta

Hãy nhìn xem chúng ta đã làm gì:

1. Tập trung vào đứa trẻ, bỏ quên chính chúng ta

Cha mẹ luôn có suy nghĩ, có niềm tin một cách hoang đường rằng việc nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ là về đứa trẻ chứ không phải về chúng ta. Thực tế nuôi dạy con là về chúng ta chứ không phải về đứa trẻ, trước tiên và sau cùng. Một cách tự nhiên, đứa trẻ học hỏi từ chsinh chúng ta ngay cả khi chúng ta không có ý để giảng dạy cho chúng. Ta mải mê đi sửa chữa hành vi sai trái của trẻ mà bỏ qua nhưng hành vi sai trái của chính chúng ta, cái đang diễn ra hằng ngày trước mắt trẻ. Chúng ta dùng sự nóng giận của mình để khắc phục sự nóng giận của trẻ. Chúng ta trừng phạt trẻ để dạy trẻ bài học về việc không được trừng phạt anh em bè bạn của chúng. Chúng ta nản lòng, thể hiện sự nản lòng, cho trẻ thấy sự nản lòng của ta vì không khắc phục được tính thiếu kiên nhẫn của trẻ. Chúng ta dùng tình yêu có điều kiện của mình để mong muốn trẻ yêu thương vô điều kiện chúng ta. Thực tế ta không thể dạy trẻ những gì chúng ta không có. Nuôi dạy một đứa trẻ là thách thức lớn nhất của sự trung thực với chính bản thân mình. Bạn có thấy hình ảnh của mình hiện ra ở những dòng viết trên không? Hãy thay đổi chính mình trước khi thay đổi người khác..

2. Tập trung vào kiểm soát, bỏ quên sự kết nối

Quá thường xuyên, tham vọng của chúng ta với tư cách là cha mẹ hoặc giáo viên là nắm quyền kiểm soát. Chúng ta muốn chi phối mọi hành động và chỉ đạo từng bước trẻ thực hiện khi chúng chơi, làm việc hoặc học tập. Không còn những giờ chơi tự do không cấu trúc, giờ chơi cũng phải được lập trình. Các nghiên cứu cho thấy rằng các bậc cha mẹ lập trình quá mức thời gian biểu của con mình thường sinh ra những đứa trẻ nổi loạn. Tại sao? Những đứa trẻ không bao giờ thực sự là trẻ con. Để tôi nhắc bạn: Kiểm soát là chuyện hoang đường. Không ai trong chúng ta thực sự kiểm soát được. Các nhà lãnh đạo hiệu quả làm việc để kết nối với thế hệ tiếp theo bởi vì một khi chúng ta kết nối, chúng ta xây dựng một cây cầu của mối quan hệ có thể chịu được sức nặng của sự thật phũ phàng. Chúng ta kiếm được quyền của mình để thực sự ảnh hưởng đến họ. Khả năng kiểm soát trẻ em là sản phẩm phụ của sự kết nối. Không có kết nối, đứt gãy sự kết nối, sẽ chẳng có gì…

3. Tập trung vào truyền đạt, bỏ quên sự diễn giải

Như chúng ta đã thấy, đây là thế hệ trẻ em đầu tiên không cần người lớn tiếp cận thông tin. Nó đến với họ 24 giờ một ngày khi họ vẫn kết nối với điện thoại và máy tính xách tay của mình. Họ có rất nhiều thông tin. Thậm chí với AI như ChatGPT, những lời giải thích cũng có thể trở nên rất chính xác trên cơ sở các nghiên cứu và data khổng lồ. Những gì họ cần từ chúng ta là giải thích trên nền tảng của bối cảnh thật, cụ thể mà con đang trải qua. Đó chính là giá trị của kinh nghiệm thông qua những trải nghiệm mang tính cá nhân độc đáo mà người gần với bối cảnh của con nhất là ta. Con ta có quá nhiều thông tin, quá nhiều kiến thức, cái con thiếu để có thể trưởng thành thực sự là thiếu sự khôn ngoan chỉ đến từ nhiều năm kinh nghiệm.  Có một thực tế là trẻ em được tiếp xúc với những trải nghiệm thực tế muộn hơn nhiều so với khi chúng sẵn sàng. Hậu quả là chúng có lòng kiêu ngạo caotự trọng thì thấp, họ thiếu tự tin nhưng lại thừa tự ái. Người lớn phải giúp chúng hiểu được tất cả những gì chúng biết. Chúng ta phải giúp họ giải thích kinh nghiệm, các mối quan hệ, chính trị, công việc và đức tin thông qua lăng kính cân bằng và khôn ngoan. Cùng nhau thảo luận về những gì đằng sau cốt truyện phim, sách và công nghệ. Dạy họ cách suy nghĩ. Mục tiêu của chúng ta phải là cung cấp cho họ một thế giới quan lành mạnh. Trẻ em tiếp xúc quá nhiều với thông tin, sớm hơn nhiều so với khi chúng sẵn sàng.  

4. Tập trung vào hài lòng, bỏ quên việc trang bị.

Chúng ta sợ phhải đối mặt với sựu giận giữ, sự buồn rầu, sự chán nản, sự đau khổ của con cái chúng ta, những cảm xúc khiến chúng ta thấy chính mình tệ hại. Chúng ta luôn thấy có trách nhiệm với cảm xúc của con nên chúng ta say sưa với việc tìm kiếm cho con sự hài lòng trước mắt. Tôi đã thấy những bậc cha mẹ trở nên hoàn toàn say mê với việc giải trí cho con cái của họ. Câu nói phổ biến nhất để giải thích cho hiện tượng này là “Tôi chỉ muốn con mình hạnh phúc”. Khi bạn đặt ra mục tiêu là hạnh phúc, cũng có nghĩa bạn sẽ không thể biết mục tiêu của mình ở đâu và cách nào để đi đến với nó. Làm thế nào chúng ta có thể trang bị cho những người trẻ tuổi của chúng ta cho tương lai? Nếu chúng ta cung cấp cho họ những công cụ phù hợp để thành công và phát triển, họ sẽ tiếp tục tham gia. Hạnh phúc là sản phẩm phụ. Chúng ta phải ngừng làm họ bận rộn để họ hạnh phúc và bắt đầu làm giàu cho họ để họ được mãn nguyện. Sự hài lòng thực sự đến từ sự tăng trưởng. Tập trung vào hài lòng trước mắt có thể để lại hậu quả lâu dài

5. Tập trung vào làm thay, bỏ quên sự đồng hành

Chúng ta không muốn thấy con loay hoay với những khó khăn nhỏ nhặt đời thường. Chúng ta không muốn con phải chịu đựng sự đấu tranh với những khó khăn của đời sống thực, nhưng khó khăn mà chúng ta có thể hóa giải giúp họ trong một nỗ lực rất nhỏ. Và thế là chúng ta làm thay. Chúng ta đưa con đến trường vì không muốn con phải chịu cảnh tắc đường, làm bài ập về nhà cho con để tránh bị cô giáo phạt, mua sẵn đồ thủ công để con hông phải mất thời gian cho việc nhỏ nhặt hông đâu. Chúng ta dàn hòa với trẻ hàng xóm thay con khi có khúc mắc... Tất cả có thể gói trong một câu “con chỉ học thôi còn thế giới để mẹ lo” Trong nỗ lực của chúng ta để cung cấp mọi thứ chúng muốn, chúng ta thực sự đã tạo ra một nhóm trẻ em có nguy cơ mới: những đứa trẻ thuộc tầng lớp trung lưu và khá giả đang chán nản vì chúng chưa bao giờ thực sự đạt được bất cứ điều gì. Chúng ta phải dạy và làm cha mẹ về lâu dài chứ không phải ngắn hạn. Chắc chắn, làm điều đó cho mình là nhanh hơn, nhưng chuyển một kỹ năng tốt hơn nhiều.

6. Tập trung áp đăt, bỏ quên đàm phán.

Thoạt nhìn chúng ta có thể lầm tưởng trẻ em bây giờ có nhiều lựa chọn hơn so với ngày xưa, nhưng thực tế, chúng đạn bị áp đặt quá nhiều. Khi người lớn lo sợ con mình bị tụt lại phía sau, chúng ta có xu hướng áp đặt quá nhiều quy tắc hoặc hành vi đối với chúng. Áp đặt trường con học, áp đặt môn thể thao con chơi, áp đặt môn nghệ thuật bất chấp con không thích, áp đặt bạn bè, áp đặt nghề nghiệp. Chúng ta quán chiếu đời ta lên con quá đậm đặc khiến con không thể được là chính mình. Hành vi bắt buộc là một phần của cuộc sống, nhưng nó mang theo hành lý tiêu cực đi kèm. Khi học sinh cảm thấy bị ép buộc phải làm điều đó, họ thường không làm chủ nó. Đó là ý tưởng của bạn, không phải của con. Kết quả hầu như luôn luôn giảm đi. Tại sao không nghĩ trình bày và làm rõ ý kiến thay vì áp đặt ? Cho họ thấy một cái gì đó mới. Hãy cho họ một cơ hội mà họ không thể bỏ qua. Làm cho nó hấp dẫn, như thể họ sẽ bỏ lỡ một điều gì đó to lớn nếu họ bỏ qua nó. Sau đó nó trở thành ý tưởng của họ. Nó giống như động lực, không phải thao túng. Tôi nhận ra rằng trẻ em phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định, nhưng khi có thể, hãy đàm phán, hãy phơi bày những lựa chọn để có thể có lựa chọn tốt nhất cho con.

7. Tập trung vào khuôn mẫu, bỏ quên sự mô tả.

Nhiều trẻ em ngày nay đã được người lớn vạch ra mọi thứ cho chúng. Tất cả đều có khuôn mẫu. Toán có dạng bài, văn có văn mẫu, đến cả ước mơ cũng có mẫu ước mơ: Con ước sau này thành giáo viên để… Con ước sau này thành bác sỹ để….Đọc thuộc lòng, thực hành, trò chơi điện tử, thời gian ở sân chơi, bài học, trò chơi điện thoại… danh sách có thể tiếp tục. Như tôi đã nói trước đó, ngay cả các bộ Lego hiện cũng có sơ đồ về những gì cần xây dựng và cách xây dựng nó. Chúng ta đang loại bỏ nhu cầu sử dụng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ em. Thay vì quy định những gì họ nên làm tiếp theo, hãy thử mô tả. Mô tả một kết quả hoặc mục tiêu và để họ tìm ra cách đạt được nó bằng sự khéo léo của chính họ. Trẻ em cần người lớn đặt ra những mục tiêu có ý nghĩa, nhưng chúng ta đã làm quá nhiều khi giao cho chúng từng bước thực hiện. Đây là nơi họ có thể bắt đầu phát triển một số tham vọng và sự sáng tạo của riêng mình.

8. Tập trung vào bảo vệ, bỏ quên sự chuẩn bị.

Bắt cóc trẻ em, lạm dụng ở trường học, khủng bố lan rộng… những mối đe dọa như thế này khiến người lớn hoang tưởng về sự an toàn của trẻ em. Chúng ta sử dụng mũ bảo hiểm, miếng đệm đầu gối, dây an toàn, kiểm tra lý lịch và điện thoại di động để bảo vệ trẻ em khỏi cái ác. Chúng ta hình sự hóa, nghiêm trọng hóa những hiện tượng bình thường như trêu chọc, đánh nhau ở lứa tuổi nhỏ. Chúng ta lạm dụng từ “bắt nạt”, “miệt thị”, “miệt thị ngoại hình”…ở khắp mọi nơi. Đáng buồn thay, với nỗi ám ảnh về sự an toàn, chúng ta đã thất bại trong việc chuẩn bị cho trẻ em trưởng thành. Hầu hết sinh viên đại học không bao giờ tốt nghiệp, và trong số đó, một tỷ lệ lớn chuyển về nhà. Thay vì lo sợ cho chúng, tốt hơn hết bạn nên nhớ lại bước vào tuổi trưởng thành và thảo luận về những gì bạn học được đã giúp bạn thành công. Món quà lớn nhất mà cha mẹ có thể tặng cho con cái của họ là khả năng hòa hợp mà không có chúng.

9. Tập trung vào thuyết giảng, bỏ quên sự hỏi han.

Nhiều đứa trẻ lớn lên với việc người lớn bảo chúng phải làm gì mỗi giờ trong ngày. Cuộc sống của chúng đã được người lớn lên kế hoạch, cấu trúc và lập trình kỹ lưỡng. Điều này có thể vô hiệu hóa trẻ em. Tôi đã gặp vô số sinh viên đại học chưa bao giờ ngủ chung phòng, chưa từng đi làm, hoặc có nhiều thời gian rảnh rỗi để tùy ý sử dụng. Đối với nhiều người, đó là sự sụp đổ của họ. Họ chưa sẵn sàng cho tự do; họ không biết cách tự điều chỉnh. Đó là lý do tại sao người lớn phải bắt đầu hỏi nhiều hơn là nói, là dạy, là thuyết giảng khi những người trẻ này trưởng thành. Chúng ta phải đầu với các câu hỏi. Tại sao? Họ phải bắt đầu sở hữu câu trả lời thay vì mượn câu trả lời từ người lớn, từ sếp hay từ chatGPT. Khi hầu hết trẻ em được bảo phải làm gì, chúng không phải chịu trách nhiệm về kết quả. Đó không phải là quyết định của họ. Khi chúng ta dẫn dắt bằng các câu hỏi, chúng ta buộc họ phải suy nghĩ, lựa chọn và chịu trách nhiệm.

10. Tập trung vào kiến thức, bỏ quên sự trải nghiệm.

Chúng ta có niềm tin rằng con cái chúng ta có thể trưởng thành khi nó có đầy đủ kiến thức. Và chính vì vậy chúng ta rất tự tin rằng con chúng ta ngày nay sẽ trưởng thành sớm hơn rất nhiều ngày xưa vì chúng giờ đây biết quá sớm và quá nhiều. Nhưng thực tế đó chỉ là sự trưởng thành nhân tạo, nếu không muốn nói là sự trưởng thành giả tạo. Những kiến thức chúng có được không khiên chúng khôn ngoan trong đời thực, cái chỉ đến từ sự trải nghiệm. Kiến thức không có trải nghiệm không dạy cho chúng sự tự chủ, sự kiên nhẫn, lòng tự trọng, sự tự tin và gan dạ. Một người tham gia vào chò chơi thực tế siêu mạo hiểm trên truyền hình sẽ không thể trở nên gan dạ hay dũng cảm lên khi họ biết trước rằng dù sao thì họ vẫn an toàn. Trò chơi không là cuộc sống. Bài học cuộc sống là được tìm thấy ở khắp mọi nơi, vì vậy hãy đi đến những địa điểm mới, gặp gỡ những người có ảnh hưởng và tham gia vào các dự án dịch vụ. Ngay cả phim ảnh và các hình thức giải trí khác nhau cũng có thể là nguồn khám phá và thảo luận để chuẩn bị cho tương lai của chúng. Hãy coi sự thay đổi này trong quan điểm của bạn giống như một lớp học khoa học. Học sinh không chỉ tham dự một bài giảng mà còn thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Trải nghiệm trong phòng thí nghiệm là nơi học sinh xử lý hiệu quả nhất. Đó là nơi kiến thức trong đầu của họ được chuyển hóa thành trái tim hiểu biết.

Con cái chúng ta sẽ lớn lên thành những người trưởng thành khỏe mạnh, hữu ích chỉ khi chúng ta làm gương trước. Họ là sản phẩm của chúng ta làm. Họ là những phản ánh của cuộc sống của chúng tôi. Chúng ta phải chỉ đường cho họ chứ không chỉ nói cho họ biết. Người ta nói: “Trẻ em chưa bao giờ giỏi nghe lời người lớn, nhưng chúng chưa bao giờ thất bại trong việc noi theo”.

Thay vì mắc phải những sai lầm mà tôi đã liệt kê ở trên, chúng ta có thể đánh đổi chúng để đổi lấy sự lãnh đạo lành mạnh và tình yêu lâu dài không?

Comments